MỘT THOÁNG HẠNH PHÚC TRONG TÔI LÀ LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN TÌNH

Chủ nhật - 26/01/2020 17:08

MỘT THOÁNG HẠNH PHÚC TRONG TÔI LÀ LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN TÌNH

Ngày nay người ta còn tôn vinh hai chữ “Trí tuệ” như thần thánh, nhưng thực sự nó là trí thức bệnh hoạn, què quặt, bon chen danh lợi, là công cụ của nhiều chế độ xã hội. Thật là phù phiếm cho kẻ không chịu quay về chính mình để Giác, để Quán. Hoà thượng Tinh Vân nhận xét trí thức ở đời đem lại lợi ích cho đời nhiều thuận tiện, nhưng tai hại không phải ít. Chỉ có trí thức Phật giáo, hiểu đúng Chánh pháp mới mang lại lợi ích mà hoàn toàn vô hại.
QƯSuốt một kiếp người ai cũng muốn có một cuốc sống hạnh phúc yên bình. Người ta ca ngợi về hạnh phúc như một thứ thuốc an thần, cứ có lễ hội là hạnh phúc: nào là sinh nhật hạnh phúc, năm mới hạnh phúc, tình yêu hạnh phúc… Tại sao thế gian lại phải phủ lên một lớp sơn giả tạo về hạnh phúc mà họ không thấy thực chất của hạnh phúc là gì?
Như văn hóa Tàu chủ trương Phước - Lộc - Thọ là hạnh phúc, hàm nghĩa: quan chức tiền của con cháu đầy đàn, sống lâu... Tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta có quá nhiều đau khổ phủ phàng với một vốn liếng trí thức thô thiển mà họ lại ca ngợi tôn vinh, nhưng lại không thấy trí thức khoa bảng chỉ là một thứ trí thức nhồi nhét ý thức hệ lông bông.
Ngày nay người ta còn tôn vinh hai chữ “Trí tuệ” như thần thánh, nhưng thực sự nó là trí thức bệnh hoạn, què quặt, bon chen danh lợi, là công cụ của nhiều chế độ xã hội. Thật là phù phiếm cho kẻ không chịu quay về chính mình để Giác, để Quán. Hoà thượng Tinh Vân nhận xét trí thức ở đời đem lại lợi ích cho đời nhiều thuận tiện, nhưng tai hại không phải ít. Chỉ có trí thức Phật giáo, hiểu đúng Chánh pháp mới mang lại lợi ích mà hoàn toàn vô hại.
Bây giờ chúng ta nhìn lại con người chúng ta trong cõi giới này, những người có căn cơ lanh lợi sẽ hiểu được Chánh pháp, hiểu được thế nào là hạnh phúc hay niềm đau. Đạo Phật chỉ cho chúng ta thấy hạnh phúc là điều may mắn danh dự và tương đối an ổn trong cuốc sống, nghĩa là không hay ít bị chao đổ trong cuốc sống hằng ngày. Vậy ngược lại hạnh phúc là đau khổ. Nó là hai mặt của cuộc đời, do đó đạo Phật đã dạy: “Hãy tìm hiểu sâu sắc về đau khổ để thấy có hạnh phúc”. Người đau khổ nhiều là người nặng trĩu phiền não, sa lưới Hoặc, Nghiệp (Kiến, Tư), mơ hồ về kiến giải, mơ hồ về tư tưởng. Quả thật con người chúng ta quá mơ hồ, chỉ đi tìm cái kết quả ảo tưởng phù phiếm mà không đủ can đảm để đi sâu vào nội tâm. Thử tìm đau khổ ở đâu, và nhân quả như thế nào thì đạo Phật chỉ cho ta hai vấn đề:
1) Lý luận cơ bản là Tứ diệu đế: Khổ, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo đế: mở đầu cho bánh xe Pháp tại vườn Lộc Uyển.
2) Những nhân tố tạo ra đau khổ hay hạnh phúc cũng bắt nguồn từ THÂN, MIỆNG, Ý và vận hành tác ý theo chánh pháp hoặc trái với chánh pháp như mở đầu kinh Pháp Cú:
 
Nguyên bản Pali :
Manopubbaṅgamā dhammā,
manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena,
bhāsati vā karoti vā;
Tato naṃ dukkhamanveti,
cakkaṃva vahato padaṃ.
Manopubbaṅgamā dhammā,
manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce pasannena,
bhāsati vā karoti vā;
Tato naṃ sukhamanveti,
chāyāva anapāyinī
Dịch:
Tâm dẫn đầu mọi Pháp
Tâm chủ tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình.
Tâm dẫn đầu cho Pháp
Tâm chủ tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo.

Bài tụng này chỉ nêu lên hai vấn đề, đó là tâm tư ô nhiễm và tâm tư thanh tịnh, sẽ đem đến hai kết quả trái ngược là niềm đau nội kết và hạnh phúc an lạc.

Vậy tâm tư ô nhiễm là hàng ngày chúng ta vật lộn với vật dục và khơi động PHIỀN NÃO: PHIỀN (bộ Hoả và bộ Hiệt): lửa cháy trên não bộ - NÃO: làm nhiễu loạn cơ thể, khởi sanh bệnh tật mất quân bình sinh hoá kéo theo mất bình thường. Rõ ràng con người vô minh chấp ngã, cái nhìn quá hạn hẹp không nhìn thấy sự vận hành liên tục giữa Thân và Tâm, không thấy tính chất giả tạo vật chất do nhiều duyên giả hợp, giả tan. Đức Thế tôn thuyết minh về UẨN, XỨ, GIỚI ở nơi con người và mọi sinh vật trong vũ trụ, tuỳ theo sự nhận thức và căn cơ của mỗi người mà Giáo lý được trình bày với nhiều gốc độ khác nhau: chúng sanh mê Tâm lý hơn Vật lý thì thuyết minh 5 uẩn, như sắc uẩn thì phân tích, trình bày nhân duyên về sự cấu tạo, hình thành và tan rã của vật chất của cơ thể và phi cơ thể, 4 uẩn còn lại là trình bày: cảm thọ, tri giác, tâm hành (tâm, tâm sở) hiện hành của tâm qua giác quan và đối tượng của giác quan. Chúng sanh nào đam mê về vật chất hơn tinh thần thì thuyết minh về căn (giác quan) và trần (đối tượng vật chất), hai xứ là Y xứ và Pháp xứ thuộc tinh thần. Còn chúng sanh nào luôn quân bình giữa tâm lý và vật lý thì lại thuyết minh 18 giới, là ranh giới giữa CĂN, TRẦN, THỨC giao tiếp, trong đây 5 căn và 5 trần là vật chất, còn 6 thức với ý căn và pháp trần là lĩnh vực tâm lý siêu hình, như vậy 10 vật chất mà 8 tinh thần là quân bình.
Như vậy chúng sanh nào muốn có hạnh phúc cho mình thì hãy quay về nơi tâm tinh tấn xoá sạch phiền não, dẹp trừ mê hoặc (Kiến, Tư) thì sẽ có hạnh phúc chân thật.
Chúng ta hãy đồng tình với bài tụng là: nói hay làm với tâm thanh tịnh - tức là thực hiện Giác quán - mới có được phút giây hoan hỷ hài hoà. Khi cảm thấy có sự an lạc là tâm mình đã chuyên nhất vào một điểm duy nhất là nguyện cho mọi chúng sanh đều được thanh thoát an lạc.
Chữ chúng sanh được nói ở đây tức có quan hệ môi trường sinh thái ổn định trong lành, chúng sanh tức “chúng duyên nhi sanh,” ý muốn nói đến người và động, thực vật, tình thức, phi tình thức; cơ thể và phi cơ thể đều quan hệ rất mật thiết.
Vậy GIÁC và QUÁN của Phật giáo là trí tuệ Bát-nhã, tức là thức tỉnh nhìn sâu, nhìn kỹ, nhìn một cách chính xác về mọi hiện tượng cùng tồn tại quanh ta. Nếu chúng ta có được phút giây nào thanh thoát an lạc đầy ắp niềm vui thì chúng ta hãy phát khởi tâm Từ, tâm Bi (Metta, Karuna). Metta là không phân biệt nhân, ngã, bỉ, thử, muốn cung hiến cho mọi loài giây phút an lạc hạnh phúc; Karuna là mối bận tâm nhiều đến sự đau khổ mọi loài, và trăn trở cứu mọi loài thoát khổ, không ngần ngại năm tháng dài lâu, thêm vào đó chúng ta chứa nhóm Chánh niệm, Chánh định và niềm tin nơi ngôi Tam bảo một cách thành kính.
Nếu chúng sanh nào tiếp nhận nguồn năng lượng cầu nguyện, chúng sanh ấy có thức tỉnh và tự mình nuôi lớn nguồn năng lượng để có được an lạc hạnh phúc, lập tức chúng sanh này khởi phát 5 Căn chuyển thành Lực để thu hút thanh điển một cách nhẹ nhàng thanh thoát. Mỗi người chúng ta cũng như cộng đồng nghiệp thức đều có nhân điện sẵn sàng biến thành năng lượng để thu và phát giống như bình ác-quy. Theo đó, điều quan trọng không phải nơi hình thức nghi lễ bày biện rườm rà, màu mè lễ nhạc, màu sắc huyền hoặc… Chỉ cần trải qua một quá trình công năng tu tập pháp môn một cách tinh tấn. Riêng chính ta hay cộng đồng nghiệp thức chúng ta tiếp nhận phúc lạc ở phút giây cầu nguyện kết quả nhiều ít hay không có ở hiện tại và tương lai vẫn còn nhiều chướng ngại mà thuật ngữ đạo Phật gọi là Nghiệp chướng, Báo chướng.
Hiện nay theo cái nhìn của khoa học, nguồn năng lượng phúc lạc có khi gặp nhiều trở ngại cụ thể ngay trong trường không gian có ngay trong sóng điện tử: từ trường, điện trường, trọng trường và môi trường.
Trong môi trường lại nhờ vào sức vận chuyên sóng âm thanh; sóng ánh sáng; sóng năng lượng thuận chiều giống như Anten dung hướng, nghĩa là người mong có sự tiếp nhận nguyện cầu phúc lạc có thức tâm chánh tín Tam bảo, có công năng trau dồi phúc đức và trí tuệ không?
Nay tìm hiều về hai chữ Cầu Nguyện: Cầu mong đợi việc tốt lành đến với mình và mọi người. Nguyện: xin mọi việc may mắn ngoài tầm tay, mong vượt qua nhưng cơn hoạn nạn đau đớn và sẽ có một tương lai an lạc hạnh phúc. Như vậy, chính cổ nhân đã nói: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, cả ba (người cầu, Tam bảo, người tiếp nhận) đều đồng âm thanh lẫn khí chất, thêm vào đó là lực đẩy, lục hút tương đồng thì sẽ vượt hết chướng ngại vật. Chúng ta tin chắc rằng hạnh phúc sẽ đến với chúng ta một cách trọn vẹn. Giáo lý đạo Phật dạy chúng ta với bản chất Vô ngã (anatta), người tiếp nhận với bản chất Không (Sunyata) thì thế giới chúng ta sẽ thành thế giới Niết-bàn (Nirvana).
HT. Thích Chơn Tịnh 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây