Lịch sử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thứ bảy - 04/02/2017 02:34

Lịch sử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tháng 4/2017 Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Đại hội kết thúc nhiệm kỳ 2012 - 2017, mở đầu cho nhiệm kỳ 2017 - 2022 Ban biên tập Website xin giới thiệu sơ lược một số tư liệu đến độc giả.
PHẦN I: LỊCH SỬ HÀNH CHÁNH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

 
I) Giới thiệu sơ lược:
          Bà Rịa-Vũng Tàu có diện tích đất liền 2.047 km2, bờ biển dài 156 km, diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2. Riêng Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Lôn) gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ, diện tích 76.711 km2. Bà Rịa-Vũng Tàu khí hậu mát mẻ, khô ráo; địa hình đa dạng, phong phú. Toàn tỉnh có trên 50 ngọn núi cao trên 100m nhô ra biển tạo thành các vũng, vịnh, bán đảo và đảo tạo cảnh quan xinh đẹp. Có những ngọn núi đá hoa cương cao sừng sững như núi Mây Tàu cao hơn 700 m, núi Dinh cao 491m, núi Thị Vải cao gần 470m, núi An Hải (ở Côn Đảo) cao 577m…Đất đai ở Bà Rịa-Vũng Tàu đa dạng, thích hợp để phát triển thế mạnh về lâm nghiệp; toàn tỉnh hiện có khoảng 67.547 ha rừng (Trong đó rừng nguyên sinh Bình Châu-Phước Bửu 7.720 ha, Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.034 ha, có khoảng 11.000 ha rừng ngập mặn…). Đặc biệt, tài nguyên biển của Bà Rịa-Vũng Tàu rất giàu tiềm năng với nguồn khoáng sản dầu khí, hải sản, du lịch, cảng biển…

Tuy không có nhiều sông rạch nhưng tỉnh có sông Thị Vải đổ ra vịnh Gành Rái là con sông lớn, ít phù sa bồi lắng, có độ sâu, kín gió, cửa sông rộng, gần bờ biển quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu để đón các tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào vận chuyển hàng hoá; có sông Dinh, sông Ray và hệ thống gần 200 con suối và nhiều hồ chứa nước, trong đó có những hồ chứa nước lớn như Kim Long, Đá Đen, Châu Pha, Đá Bàn, Sông Xoài, Lồ Ồ…hàng năm cung cấp khối lượng lớn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho toàn tỉnh. Từ 1990, trên địa bàn tỉnh, một chùm cảng lớn, nước sâu đã được xây dựng như cảng Phú Mỹ, cảng Baria Serèce, cảng Vedan, cụm cảng Thị Vải-Cái Mép, cảng Gò Dầu, cảng dầu khí…

Dân số Bà Rịa-Vũng Tàu hiện trên 900.000 người, gồm 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 97%. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc Hoa, Châu Ro, Mường, Tày, Khmer…cùng cư trú trên địa bàn.

II) Lịch sử hình thành và phát triển:

Lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trải qua hơn 300 năm, là hậu thân của tỉnh Phước Tuy dưới thời Việt Nam Cộng hoà.
Lịch sử tên gọi địa danh:
·  Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoan lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này.
 








 

·  Truyền thuyết về Bà Rịa đã khai phá 300 héc ta đất và được đặt tên cho vùng đất Mô Xoài có nhiều điểm vô lý không đúng với lịch sử. hầu hết các nhà nghiên cứu đều có ý kiến theo Trịnh  Hoài Đức trong cuốn Gia Định thành thông chí rằng Bà Rịa là địa danh, là tên một nước nhỏ ở khu vực này xưa kia, "Bà Rịa tức nước Bà Lợi thuở xưa…” 

·   

Khu vực 1947 1956 1965 1975 1979 1991
TP. Bà Rịa
và các huyện
Tỉnh
Bà Rịa
Tỉnh
Phước Tuy
Tỉnh
Phước Tuy
Tỉnh
Đồng Nai
Tỉnh
Đồng Nai
Tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
TP. Vũng Tàu Tỉnh
Vũng Tàu
Thị xã
Vũng Tàu
Đặc khu
Vũng Tàu – Côn Đảo
Côn Đảo Trực thuộc
Hà Tiên
Tỉnh Côn Đảo Trực thuộc
Hậu Giang

 

Buổi đầu khai phá: (1698 – 1861): 

  • Năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long trong đó: Huyện Phước Long gồm 4 Tổng trong đó có tổng Phước An nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một phần tỉnh Đồng Nai như Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ… Côn Đảo lúc này thuộc tỉnh Hà Tiên.
  • Năm 1808, Tổng thành huyện, Huyện trở thành Phủ. Theo đó, tổng Phước An, huyện Phước Long trở thành Huyện Phước An, phủ Phước Long trực thuộc Trần Biên Hòa. Huyện Phước An gồm 2 tổng Phước Hưng và An Phú.
  • Năm 1819, đảo Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) thuộc đạo Cần Giờ tỉnh Gia Định.
  • Năm 1837, tách huyện Phước An và Long Thành thuộc phủ Phước Long để thành lập phủ Phước Tuy; thành lập huyện mới Long Khánh tách từ huyện Phước An. Phủ Phước Tuy thuộc tỉnh Biên Hoà gồm 3 huyện Phước An, Long Thành và Long Khánh.
  • Năm 1839, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
  • Năm 1861, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên như lúc đầu.

A.     Giai đoạn trực thuộc Trấn Biên Hòa:

  • Trấn Biên Hòa có 1 phủ duy nhất là Phủ Phước Long, với 4 huyện, 8 tổng và 310 thôn xã phường. Địa giới tỉnh Bà  Rịa - Vũng Tàu ngày nay tương đương huyện Phước An, Phủ Phước Long, trấn Biên Hòa.
  • Huyện Phước An gồm 2 tổng (An Phú và Phước Hưng) với 43 xã, thôn, phường, ấp.
  • Tổng An Phú gồm 21 xã, thôn, ấp gồm: xã Long Hòa, thôn Long Hiệp, thôn Long Thắng, thôn Phước Đức, thôn Long Lập, thôn Long Xuyên, thôn Long Kiên, thôn Long Thuận, thôn Phước Thạch, thôn An Nhứt, ấp Hắc Lăng, thôn Phước Thiện, thôn Long An, thôn Long Thạnh, thôn Long Điền, thôn Long Hương, thôn Phước Lễ, ấp Phú An, thôn Trúc Phong, thôn Hưng Long và thôn Tĩnh Bộng Phụ Lũy.
  • Tổng Phước Hưng gồm 22 thôn, phường gồm: thôn Phước Thới, thôn Phước Hưng, thôn Phước Liễu, thôn Long Trinh, thôn Long Hưng, thôn Phước Hiệp, thôn Phước Thạnh, phường Phước Lộc Thượng, xã Phước An Trung, thôn Long Hòa, thôn Long Thới, thôn Gia Thạnh, thôn Phước Lợi, thôn Phú Thạnh, thôn Phước Hòa, thôn Long Sơn, thônPhước Hải, thôn Long Hội Sơn, thôn Long Hải, trạm thôn Long Mỹ Tây Giang, trạm thôn Hòa Mỹ Giang và trạm thôn Tân An Giang.

B.     Giai đoạn Pháp thuộc
B1. Giai đoạn 1862 - 1866: 

  • Phủ Phước Tuy tỉnh Biên Hòa có lỵ sở tại Bà Rịa lúc này gồm 2 huyện Phước An và huyện Long Thành.
  • Huyện Phước An đặt huyện lỵ tại An Điền gồm 4 tổng: An Phú Thượng (12 làng), An Phú hạ (8 làng), Phước Hưng Thượng (8 làng) và Phước Hưng Hạ (8 làng).

B2. Giai đoạn 1867 -1875

  • Năm 1867, huyện Phước An đổi thành hạt thanh tra Bà Rịa.
  • Hạt Bà Rịa coi huyện Phước An lỵ sở tại Bà Rịa gồm 4 tổng người Việt và 3 tổng người Thượng.
  • 4 Tổng người việt gồm: An Phú Thượng (11 làng), An Phú Hạ (8 làng), Phước Hưng Thượng (8 làng) và Phước Hưng Hạ (10 làng).
  • 3 Tổng người Thượng gồm: An Trạch (7 buôn), Long Cơ (7 buôn) và Long Xương (6 buôn).
  • Năm 1869, đổi hạt Thạnh Tra thành Khu Tham Biện.

B3. Giai đoạn 1876 - 1916

  • Khu Tham Biện Bà Rịa năm 1876 gồm 7 tổng với 67 làng. 7 tổng gồm An Phú Thượng (10 làng), An Phú Hạ (11 làng), Phước Hưng Thượng (9 làng) và Phước Hưng Hạ (12 làng). An Trạch (7 buôn), Long Cơ (7 buôn) và Long Xương (10 buôn).
  • Năm 1882, thành lập Quận Côn Đảo trực thuộc Nam Kỳ.
  • Năm 1885, thành lập Thành Phố Vũng Tàu từ khu tham Biên Bà Rịa.
  • Năm 1900: Khu Tham Biện đổi thành Tỉnh
  • Tỉnh Bà Rịa thành lập mới Tổng An Phú Tân.
  • Năm 1905:
  • Nhập thành phố Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa
  • 2 tổng Cơ Trạch và Nhơn Xương tỉnh Bình Thuận nhập vào tỉnh Bà Rịa.

Giai đoạn 1917 - 1945

  • Năm 1917, tỉnh Bà Rịa gồm 6 tổng Việt và 2 tổng thượng.
  • Tổng An Phú Thượng gồm An Ngãi, An Nhứt, Hắc Lăng, Long Thạnh, Long Điền, Long Hải và Phước Tỉnh. (đây là tiền thân của huyện Long Điền ngày nay)
  • Tổng An Phú Hạ gồm Long Hiệp, Long Kiên, Long Nhung, Long Xuyên, Long Lập, Phước Hữu và Phước Lễ.
  • Tổng An Phú Tân gồm Hội Bài, Long Hương, Phước Hòa, Phước Hội, Mỹ Xuân, Núi Nứa, Phú Thạnh và Thạnh An.
  • Tổng Phước Hưng Hạ gồm Gia Thạnh, Hiệp Hòa, Long Thới, Hưng Hòa, Long Hưng, Phước Bửu, Phước Hiệp, Phước Tụy, Phước Lợi, Thạnh Mỹ, Phước Thọ và Xuyên Mộc.
  • Tổng Phước Hưng Thượng gồm An Thới, Hội Mỹ, Lộc An, Long Mỹ, Phước Hải, Phước Hưng, Phước Liễu và Phước Trinh.
  • Tổng cơ Trạch gồm Bằng La, Cụ Bị, Cụ Khánh, Hích Dịch, La Sơn, La Vân, Phước Chí, Bình Ba, Bình Giả, Ngãi Giao, Điều Giả, Quảng Giao và Trịnh Ba.
  • Tổng Nhơn Xương gồm Anh Mao, Cụ Mỹ, Hương Sa, Lâm Xuân, Thanh Tỏa, Xuân Sơn, Hưng Nhơn, Nhu Lâm và Thừa Tích.
  • Tổng Vũng Tàu gồm Thằng Nhứt, Thắng Nhì và Thắng Tam.
  • Năm 1929, thành lập tỉnh Vũng Tàu từ tổng Vũng Tàu, làng Sơn Long (Núi Nứa) và Quận Cần Giờ (tỉnh Gia Định).
  • Năm 1934, hạ tỉnh Vũng Tàu xuống cấp Thành phố.
  • Năm 1938: Lập Quận Long Điền cho toàn tỉnh Bà Rịa; lập mới tổng Phước Hưng Trung
  • Năm 1939, tỉnh Bà Rịa gồm 1 Quận Long Điền. Quận Long Điền gồm 8 tổng: An Phú Tân, An Phú Thượng, An Phú Hạ, Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung, Phước Hưng Hạ, Nhơn Xương và Cơ Trạch.

C: Giai đoạn 1945 - 1975
09/02/1946, quân Pháp chiếm Bà Rịa và Vũng Tàu.
Năm 1947, tái lập tỉnh Vũng Tàu
Năm 1954, thành lập Quận Xuyên Mộc
Năm 1956: Thành lập tỉnh Phước Tuy từ tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu; Tỉnh Lỵ tại Làng Phước Lễ, tổng An Phú Hạ, Quận Châu Thành. 
Thành lập tỉnh Côn Đảo.
Tỉnh Phước Tuy gồm 6 Quận, 8 tổng và 39 xã.

Quận Châu Thành gồm Tổng An Phú Hạ (3 xã: Hòa Long, Long Phước Và Phước Lễ), An Phú Tân (4 Xã: Long Hương, Long Sơn, Phú Mỹ và Phước Hòa) và tổng Cơ Trạch (4 Xã: Ngãi Giao, Bình Giã, Bình Ba và Hắc Dịch)
Quận Xuyên Mộc gồm Tổng Nhơn Xương (5 Xã:Bình Châu, Phước Bửu, Thừa Tích, Xuyên Mộc).
Quận Long Điền gồm tổng An Phú Thượng (6 xã: Long Điền, An Ngãi, An Nhứt, Tam Phước, Phước Tỉnh và Long Hải).
Quận Đất Đỏ gồm tổng Phước Hưng Thượng (3 Xã: Hội Mỹ, Long Mỹ và Phước Hải), Phước Hưng Trung (2 Xã: Phước Hòa Long và Phước Thọ) và Phước Hưng Hạ (3 Xã: Long Tân, Phước Lợi và Phước Thạnh).
Quận Vũng Tàu (5 Xã: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa và Phước Cơ)
Quận Cần Giờ (6Xã).

Năm 1958, Nhập Quận Đất Đỏ vào Quận Long Điền
Năm 1959: Tách 2 Quận là Cần Giờ và Quảng Xuyên cho tỉnh Biên Hoà; Tái lập Quận Đất Đỏ
Năm 1961, thành lập Quận Đức Thạnh từ 4 xã (Ngãi Giao, Bình Ba, Bình Giã và Hắc Dịch) của tổng Cơ Trạch, quận Châu Thành.
Năm 1962, đổi Quận Châu Thành thành Quận Long Lễ.
Năm 1964: Nhập xã Hội Bài, Quận Long Lễ vào Quận Đức Thạnh; thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc Trung ương
Năm 1965: Nhập Xã Nhu Lâm, Quận Xuyên Mộc vào Xã Xuyên Mộc. đặt Côn Đảo Trực thuộc Trung ương.
Năm 1972, tách đất xã Hắc Dịch và xã Bình Ba thành lập xã Quãng Phước, Quận Đức Thạnh.
Năm 1973, nhập quần đảo Trường Sa Vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ.
Năm 1974, lập Phường Phước Hải thuộc thị xã Vũng Tàu.
26-4-1975: Sư đoàn Sao Vàng (Sư đoàn 3) nổ súng vào tiểu khu Phước Tuy, Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp, mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu.
27-4-1975: Xuyên Mộc và xã đảo Long Sơn hoàn toàn được giải phóng.
30-4-1975: Đúng 13h, thành phố Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng.

Giai đoạn sau 1975 - nay
Năm 1975:

  • Thành lập tỉnh Đồng Nai từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy, một phần đất tỉnh Bình Tuy.
  • Tháng 9/1976 lập huyện Côn Đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tháng 1/1977 chuyển huyện Côn Đảo sang thuộc tỉnh Hậu Giang.

Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo

  • Năm 1979, thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu tỉnh Đồng Nai, xã Long Sơn huyện Châu Thành, Đồng Nai và huyện Côn Đảo tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
·  Năm 1982, thành lập thị trấn Bà Rịa (huyện Châu Thành) từ xã Phước Lễ, thị trấn Long Điền (huyện Long Đất) từ xã Long Điền, thị trấn Long Hải (huyện Long Đất) từ xã Long Hải. Giải tán xã Phước Lễ, Long Điền, Long Hải.
·  Năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và Đặc Khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
·  Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi đó gồm: Thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ), các huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
·  Năm 1994. thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, thành lập thị trấn Phú Mỹ trực thuộc huyện Tân Thành, thị trấn Ngãi Giao thuộc Châu Đức. Giải tán huyện Châu Thành.
·  Năm 2003, giải thể huyện Long Đất. Lập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
·  Năm 2007, lập thị trấn Đất Đỏ và thị trấn Phước Hải trực thuộc huyện Đất Đỏ.
·  Năm 2012, thành lập Thành phố Bà Rịa (ngày 22.08.2012).

 


 


 


 



Tổng hợp và biên soạn: Lê Ngọc
Hình ảnh: Nguyễn Đức Hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây