Hương nhẫn nhục

Hương nhẫn nhục

 20:29 19/09/2022

Chúng ta không có một danh từ tiếng Việt nào tương đương để có thể diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩa của danh từ Ksanti (Sàn-đề) trong tiếng Phạn (Sanskrit). Các nhà dịch kinh Trung Hoa xưa kia đã dùng hai chữ nhẫn nhục để chuyển dịch, nhưng đồng thời họ cũng phải giảng giải mở rộng thêm ý nghĩa của danh từ này hơn nhiều so với cách hiểu thông thường.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 16:59 04/01/2022

Nhìn vào định hướng “Trí tuệ – Kỷ cương – Hội nhập – Phát triển”, có thể thấy nổi bật lên tính khoa học và thực tiễn mà Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đề ra. Qua đó, chúng tôi cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của chư Tôn đức Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) trong việc nỗ lực hoàn thiện bộ máy điều hành và quy hoạch nhân sự, nhằm nâng cao chất lượng cho sự phát triển bền vững của GHPGVN.

Đạo Phật với Văn học và Nghệ thuật

Đạo Phật với Văn học và Nghệ thuật

 18:18 12/12/2021

Như vậy, nền Văn học và Nghệ thuật của đạo Phật không có ý hướng đạt tới một thế giới siêu thực để chiêm ngưỡng, một thế giới mà chúng ta có thể nói là mang tính cách của biến hóa thần thông (Iddhi-pāṭihāriyaṃ) hay tha tâm thần thông ādesanā-pāṭihāriyaṃ). Nhà nghệ sĩ, như một nhà huyễn thuật, có thể dựng lên những cảnh trí kỳ diệu, có thể làm cho kẻ khác phơi bày hết ý nghĩa ẩn sâu trong lòng nó. Nhưng nếu làm như vậy với ý nghĩa tôn sùng một thế lực nào đó, thì quả tình là việc làm đáng phải nhàm chán, hổ thẹn, đáng ghê sợ.

Nghệ Thuật Sống

Nghệ Thuật Sống

 18:01 04/12/2021

Nên đã là Phật tử, chúng ta cần phải rõ biết cái nhân và cái quả và làm sao có thể làm chủ được chính mình trong các động tác đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, giao tiếp, tiền bạc, nợ nần, tốt xấu, thị phi, nhơn ngã, bỉ thử v.v… Rõ ràng là có cả hàng lô công việc mà chúng ta dầu là người trí thức, một thương nhân, một người nội trợ, một cậu học trò tiểu học vẫn phải đối đầu với những sự kiện nêu trên trong từng hơi thở, từng giây, từng phút, từng cử chỉ, từng hành động v.v… và đây là những sự thật.

Thời gian là vốn quý

Thời gian là vốn quý

 17:10 28/11/2021

Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình. Chúng ta còn được bao nhiêu thời gian trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không ai có thể trả lời được. Có thể là mười năm, hai mươi năm, có thể là một năm, có thể là vài ba tháng... nhưng cũng có thể chỉ là trong chốc lát nữa thôi.

Chánh ngữ trong thời đại kỹ thuật số: Nếu không thể nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng

Chánh ngữ trong thời đại kỹ thuật số: Nếu không thể nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng

 18:41 20/10/2021

GNO - Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: “Tăng Ni trẻ phải chính niệm khi sử dụng mạng xã hội”

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: “Tăng Ni trẻ phải chính niệm khi sử dụng mạng xã hội”

 18:03 07/09/2021

Việc sử dụng mạng xã hội mất kiểm soát, thiếu tinh thần tỉnh giác sẽ làm bản năng thấp hèn của con người được kích hoạt. Người ta có thể nói ra bất cứ điều bậy bạ nào họ suy nghĩ mà không sợ bị phê phán; người ta có thể chửi mắng bất cứ ai họ ghét mà không sợ bị vạch mặt chỉ tên… bởi vì họ giấu con người thật của mình đằng sau những nickname và những hình ảnh không thật của họ… Một “quốc độ” như thế làm sao người Phật tử xuất gia có thể “nhập tịch” làm cư dân cho được?

Kinh Đại Ái Đạo

Kinh Đại Ái Đạo

 07:32 17/06/2021

Đại Ái Đạo xứng đáng là một vị Tỳ kheo ni đầu tiên, xứng đáng là người lãnh đạo ni đoàn. Chấp nhận cho người nữ xuất gia, Đức Thế Tôn hy vọng ni giới có thể học theo hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà làm cho giáo pháp của Đức Phật không bị mai một.Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo trụ thế hơn chín mươi tuổi mới nhập Niết-bàn.

Thập Mục Ngưu Đồ

Thập Mục Ngưu Đồ

 19:52 03/02/2021

Thập mục ngưu đồ (zh. 十牧牛圖, ja. jūgyū-no-zu) là mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ. Mười bức tranh này có thể xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh hoa của Phật giáo Đại thừa.

Đại diện Phật giáo Liên xã Tân Hòa – Tân Hải Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự và công bố Quyết định Đại diện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Đại diện Phật giáo Liên xã Tân Hòa – Tân Hải Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự và công bố Quyết định Đại diện nhiệm kỳ 2021 - 2026

 07:41 27/01/2021

Địa phận Liên xã Tân Hòa – Tân Hải là nơi Phật Giáo có sự phát triển hơn 40 năm, với số lượng Tăng, Ni tính đến nay khoảng 1.350 vị. Trải qua nhiều thế hệ kế thừa, ngày nay càng phát triển rộng rãi hơn trong mọi hình thức. Phật giáo liên xã Tân Hòa – Tân Hải, được gọi là miền đất du lịch tâm linh của hàng ngàn Phật tử khi viếng thăm từ các tỉnh ngoài cũng như trong tỉnh, là 1 trong 7 Đại diện Phật giáo của BTS Phật Giáo Thị xã Phú Mỹ, là nơi có thể nói là đông Tăng, Ni nhất của Phật giáo Thị xã Phú mỹ

TỲ KHEO THANH TỊNH

TỲ KHEO THANH TỊNH

 17:17 17/10/2020

Lâu nay ta thường sống theo vọng duyên, bị trần cảnh chi phối làm ta buông lung những cái đó gọi là nghiệp và giới điều ràng buộc nghiệp ta lại. Thầy Tỳ-kheo không nên cho rằng giới ràng buộc mình, mà phải thấy rằng giới ràng buộc nghiệp của ta, giúp ta được giải thoát, (do nghiệp ta được giới khống chế) từ đó ta mới có thể trở thành vị thanh tịnh Tăng.

Chuỗi An Lạc cho em

Chuỗi An Lạc cho em

 18:21 07/10/2020

Thọ có thể thọ giới như ai, thọ để có một vị trí nhất định, để không thua sút bạn bè, trong khi đó chính mình còn khiếm khuyết đủ mặt, chưa đủ tư cách để đăng đàn.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới

 18:07 23/08/2020

Có thể nói, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo thoát thai từ Tập Văn, một tập san của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ năm 1985, do Cư sĩ Võ Đình Cường bấy giờ là Trưởng ban, làm Chủ nhiệm và được sự chấp thuận của Giáo hội. Tập Văn được phát hành mỗi năm 3 số vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu-lan, mỗi số gần 1.000 bản.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây