Đại hội Đại biểu Toàn quốc GHPGVN lần II nhiệm kỳ 1987 - 1992

Thứ sáu - 01/09/2017 20:58

Đại hội Đại biểu Toàn quốc GHPGVN lần II nhiệm kỳ 1987 - 1992

Nhiệm kỳ II là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của xã hội và đất nước, với 37 thành viên Hội đồng Chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự...

Tóm tắt kết quả Đại hội
Phần Một 

 A. Tổ chức, địa điểm và thời gian
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Thủ đô Hà Nội vào 2 ngày 28 và 29 tháng 10 năm 1987.

B. Thành phần, đại biểu và khách mời
I. Tổng số đại biểu

1. Đại biểu chính thức: 200 vị trong đó có 42 nữ, 16 cư sĩ.
2. Khách mời tham dự:  26 vị.

II. Thành phần, tổng số đoàn đại biểu

1. Hội đồng Chứng minh.
2. Hội đồng Trị sự.
3.  Đại biểu của 40 Tỉnh hội, Thành  hội do Đại hội Đại biểu các Tỉnh hội, Thành  hội cử, gồm:
An Giang 2, Bình Trị Thiên 11 (1 nữ), Bến Tre: 1, Cửu Long: 7 (1 nữ), Đắc Lắc: 2, Đồng Nai: 8 (2 nữ), Đồng Tháp: 5 (2 nữ), Gia Lai-Kontum: 2, Hà Bắc: 7 (3 nữ), Hà Nam  Ninh: 17 (7 nữ), Hà Nội: 15 (7 nữ, 1 cư sĩ), Hà Sơn Bình: 8 (2 nữ), Hải Hưng: 7 (4 nữ), Hải Phòng: 3 (1 nữ), Hậu Giang: 8 (1 nữ), thành phố Hồ Chí Minh: 31 (2 nữ, 5 cư sĩ), Kiên Giang: 4 (1 nữ), Lâm Đồng: 4 (2 cư sĩ), Long An: 4 (1 cư sĩ), Minh Hải: 3 (1 cư sĩ), Nghĩa Bình: 6, Phú Khánh: 6 (2 nữ), Quảng Nam-Đà Nẵng: 6 (1 cư sĩ), Sông Bé: 4 (2 nữ), Thái Bình: 7 (2 nữ), Thuận Hải: 4 (1 cư sĩ), Thanh Hoá: 2 (1 nữ), Tây  Ninh: 1, Tiền Giang: 5 (1 nữ), Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo: 2.
4. Đại biểu Hải ngoại: 1 đoàn.
5. Đoàn thành viên các ban trù bị đại hội: 7 (4 cư sĩ), 

III. Khách mời danh dự
Khách mời danh dự: 26 vị.                     

a. Trong nước
1. Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Tấn Phát.
2. Ông Phan Minh Tánh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.
3. Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Quang Huy.
Ngoài quý vị đại diện các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và Mặt trận, còn mời các vị sau:
1. Cụ Trần Đăng Khoa - nhân sĩ, thành phố Hà Nội.
2. Ông Hà Văn Tấn - Giáo sư Sử học, thành phố Hà Nội.
3. Ông Trương Đình Nguyên - Giáo sư, thành phố Hà Nội.
4. Bà Ngô Bá Thành - Luật sư, Tiến sĩ, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bà Nguyễn Đình Chi - Nhân sĩ Phật giáo, thành phố Huế, Bình Trị Thiên.
6. Ông Đỗ Tất Lợi - Giáo sư, Dược sĩ, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Thượng toạ Thích Thanh Từ - Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
8.  Ni trưởng Thích nữ Như Thanh - thành phố Hồ Chí Minh.
b. Quốc tế
1. Ngài Luwsanceren, Trưởng đoàn đại biểu, Tổng thư ký  Tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP).
2. Ngài Lama Dugarốp, Trưởng đoàn đại diện Phật giáo Liên bang Xô viết.
3. Ngài Thoongkhum Anatasouthoong Trưởng đoàn đại diện Phật giáo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
4. Ngài Tepvông Trưởng đoàn đại diện Phật giáo nước Cộng hòa Nhân dân  Cam-pu-chia.
c. Phật tử Việt kiều
1.  Ni sư Thích nữ Mạn Đà La (Hoàng Thị Bích), đại biểu Phật tử Việt kiều tại Pháp.
2. Bà Nguyễn Thị Tường, Phật tử Việt kiều tại Pháp.
3. Bà Thái Kim Lan, đại biểu Phật tử Việt kiều tại Tây Đức.

C. Bài phát biểu của các vị lãnh đạo
1. Diễn văn khai mạc của Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo  hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Tịnh.
2. Thư gửi Đại hội của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh.
3. Bài phát biểu của cụ Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Phát biểu của Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Pháp chủ  Giáo  hội Phật giáo Việt Nam.

D. Thông điệp và phát biểu của các đại biểu quốc tế
1. Thông điệp của tổ chức Phật tử châu Á vì hòa bình.
2. Phát biểu của trưởng đoàn đại diện Phật giáo Liên Xô.
3. Phát biểu của trưởng đoàn đại diện Phật giáo Lào.
4. Phát biểu của trưởng đoàn đại diện Phật giáo Campuchia.

E. Các tham luận tại Đại hội
Đại hội đã nghe 14 bản tham luận, gồm:
4 tham luận của Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban Hoằng pháp, Ban Văn hoá Trung ương, Ban Hướng dẫn Nam Nữ  cư sĩ Phật tử
1 tham luận của Thượng toạ Thích Thiện Châu, Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp: “Thành lập càng sớm càng tốt Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam”.
7 tham luận của 7 tỉnh Thành  hội Phật giáo: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Trị Thiên, Cửu Long, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Quảng Nam - Đà Nẵng
2 tham luận của Thượng tọa Thích Thanh Từ và Giáo sư Đỗ Tất Lợi.

F. Đại hội đã Tấn phong hàng Giáo phẩm
Danh sách quí vị giáo phẩm được Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 2 tấn phong:
1. Hòa thượng: 40 vị (cao tuổi nhất là Hòa thượng Thích Thanh Khải ở tỉnh Hà Nam Ninh, sinh năm 1903, ít tuổi nhất là Hòa thượng Thích Huệ Thông ở tỉnh Tiền Giang, sinh năm 1929)
2. Thượng toạ: 22 vị (cao tuổi nhất là Thượng tọa Thích Nguyên Di ở Hải Phòng, sinh năm 1909, ít tuổi nhất là Thượng tọa Thích Viên Thành, tỉnh Hà Sơn Bình, sinh năm 1950).
3. Ni trưởng: 12 vị (cao tuổi nhất là  Ni trưởng Thích Đàm Tiếp, tỉnh Hà Sơn Bình và Ni trưởng Thích Đàm Roan ở Hà Nam Ninh đều sinh năm 1905, ít tuổi nhất là Ni trưởng Thích Đàm Tuệ và  Ni trưởng Thích Đàm Hợi đều ở tỉnh Hải Hưng, sinh năm 1927).
4. Ni sư: 28 vị (cao tuổi nhất là Sư cô Thích Đàm Thể ở Hải Phòng sinh năm 1903, ít tuổi nhất là hai Sư cô Thích nữ Như Hảo, Thích nữ Như Quang ở tỉnh Tiền Giang, đều sinh năm 1940).

G. Nhân sự Đại hội nhiệm kỳ 1987-1992
1. Đại hội suy tôn 37 vị Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo  hội Phật giáo Việt Nam. Ban Thường trực  Hội đồng Chứng minh gồm 7 vị do Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ và 6 Phó Pháp chủ.
2. Đại hội đã suy cử  60 vị (gồm 24 Hòa thượng, 21 Thượng toạ, 3 Đại đức, 2  Ni trưởng, 2  Ni sư, 1 Sư cô và 7 Cư sĩ) vào Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo  hội Phật giáo Việt Nam. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự  Giáo  hội Phật giáo Việt Nam, gồm 25 vị: có 12 Hòa thượng, 5 Thượng toạ, 1 Đại đức, 5 cư sĩ, 1  Ni sư, 1 Sư cô, do:
-  Hòa thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch.
-  Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng ban Giáo dục tăng  Ni.
-  Hòa thượng Kim Cương Tử, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng ban Nghi lễ.
-  Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
- 5 Phó Chủ tịch: Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thanh Chân, Hòa thượng Thích Bửu Ý, Hòa thượng Thích Siêu Việt, Hòa thượng Châu Mun.
- Thượng toạ Thích Từ Hạnh, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II.
- Thượng toạ Thích Thanh Tứ, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I.
- 2 Uỷ viên Thư ký (2 cư sĩ: Trần Khánh Dư, Bùi Đức Hải).
3. Hội đồng Trị sự có 7  ban: Tăng sự (Trưởng ban: Hòa thượng Thích Huệ Hưng), Giáo dục tăng  Ni, Nghi lễ, Hướng dẫn nam nữ Phật tử (Trưởng ban: Hòa thượng Thích Thanh Viên), Hoằng pháp (Trưởng ban: Thượng toạ Thích Trí Quảng), Văn hoá (Trưởng ban: cư sĩ Võ Đình Cường), Kinh tế nhà chùa và Từ thiện xã hội (Trưởng ban: Sư cô Thích nữ Huệ Từ).
Uỷ viên Tài chính: Đại đức Thích Thanh Nhiễu.
Uỷ viên phó Tài chính: Cư sĩ Tăng Quang
Uỷ viên Thủ quỹ:  Hòa thượng Thích Thuận Đức.
Uỷ viên phó Thủ quỹ:  Ni sư Thích nữ Ngoạt Liên
3 Uỷ viên Kiểm soát:  Thượng toạ Thích Thanh Hiền, Thượng toạ Thích Giác Toàn, Cư sĩ Tống Hồ Cầm.

H. Nội dung mới tại Đại hội
1. Báo cáo tu chỉnh Hiến chương Giáo  hội Phật giáo Việt Nam
Tại Đại hội này, Hiến chương Giáo  hội số chương, điều không thêm bớt. Tuy nhiên, có tu chỉnh thêm một số điểm trong các điều cần thiết như sau:
a. Tổng quát
- Sửa đổi tất cả các từ “Ban Thường trực Trung ương Giáo hội” trong toàn văn bản Hiến chương thành từ “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự” và từ “Chủ tịch Ban Thường trực Trung ương Giáo  hội” thành từ “Chủ tịch Hội đồng Trị sự”.
- Thống nhất dùng từ “Tăng  Ni” thay từ “Tu Sĩ” trong toàn bản Hiến chương.
b. Chương IV: Hội đồng Chứng minh
Tu chỉnh Điều 12:
- Thêm: “Khi chưa hết nhiệm kỳ, nếu có chức vị trong Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh bị khuyết thì Ban Thường trực có thể thỉnh thành viên ban Hội đồng Chứng minh để bổ sung”.
c. Chương V: Hội đồng Trị sự
- Điều 14, nâng số lượng thành viên Hội đồng Trị sự từ 50 lên 60 vị.
- Thêm cuối Điều 14:
“Thành viên của Hội đồng Trị sự có thể bị bãi miễn với đa số quá bán, tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết và đệ trình lên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh kính tường”
- Tu chỉnh Điều 16: Sửa đổi toàn bộ điều này như sau:
 “Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ bầu cử Chủ tịch, bầu cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo thành phần được quy định ở điều 19”.
- Điều 18 thêm ở phần các ngành hoạt động của Trung ương Giáo hội: Tăng số ban hoạt động từ 6 lên 8 ban, thêm hai ban sau:
- Ban Kinh tế tự túc nhà chùa và Từ thiện xã hội.
- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.        
- Điều 19 tu chỉnh:
- Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thêm 2 ủy viên thư ký.
- Bỏ tất cả chữ “Một” trong điều này. Thí dụ “Một chủ tịch” nay là “Chủ tịch”.
Điều 20, tu chỉnh như sau: “Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 5 năm”
d. Chương VI: tu chỉnh tên của chương này như sau:
“Tỉnh hội, Thành  hội”
e. Chương VIII
Điều 38, thêm giáo phẩm  Ni trưởng và  Ni sư, tu chỉnh như sau: Cấp bực giáo phẩm của Ni chúng là Ni trưởng và  Ni sư.
2. Chương trình hoạt động cũng có 6 điểm và được nâng lên để khế hợp xu hướng phát triển xã hội và gắn bó cộng đồng dân tộc.
3. Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2 tại Tp Hồ Chí Minh đào tạo tiếp khóa II (1989-1993) với hơn 102 Tăng, Ni sinh theo học (có 20 Tăng, Ni sinh cơ sở 1).

Đánh giá chung
Nhiệm kỳ II là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo  hội trong thời kỳ đổi mới của xã hội và đất nước, với 37 thành viên Hội đồng Chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập được 40 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Thành  hội và 7 ban ngành hoạt động.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây