Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới

Chủ nhật - 23/08/2020 18:07

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới

Có thể nói, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo thoát thai từ Tập Văn, một tập san của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ năm 1985, do Cư sĩ Võ Đình Cường bấy giờ là Trưởng ban, làm Chủ nhiệm và được sự chấp thuận của Giáo hội. Tập Văn được phát hành mỗi năm 3 số vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu-lan, mỗi số gần 1.000 bản.

Thế là Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã phát hành được 350 số báo sau gần 16 năm hoạt động. Tạp chí đã vượt qua nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự và tài chánh. Chúng tôi nghĩ rằng từ nay, với sự lưu tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự hỗ trợ của các ban viện Trung ương, của chư tôn đức, ân nhân, thân hữu, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ bước sang một giai đoạn mới, phát triển vững vàng. Nhân số báo đặc biệt này, chúng tôi xin ôn lại vài nét hoạt động của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trong gần 16 năm qua cùng những định hướng chuyển động mới cho Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trong xu thế phát triển báo chí trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số.

Có thể nói, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo thoát thai từ Tập Văn, một tập san của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động từ năm 1985, do Cư sĩ Võ Đình Cường bấy giờ là Trưởng ban, làm Chủ nhiệm và được sự chấp thuận của Giáo hội. Tập Văn được phát hành mỗi năm 3 số vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu-lan, mỗi số gần 1.000 bản. Cùng phụ giúp Cư sĩ Võ Đình Cường là cố Hòa thượng Thích Trung Hậu và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Tập Văn hoạt động được 19 năm (1985-2004), gồm 56 số. Đến giữa năm 2004, Cư sĩ Võ Đình Cường đề nghị Giáo hội xin Nhà nước cho phép xuất bản một Tạp chí thay cho Tập Văn. Được sự đồng thuận và quan tâm đặc biệt của Trưởng lão HT.Thích Hiển Pháp (lúc bấy giờ đương nhiệm là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS – GHPGVN) và HT.Thích Thiện Nhơn (lúc bấy giờ đương nhiệm là Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội), đã khẩn trương tiến hành hoàn tất các thủ tục theo luật định. Thế là đến cuối năm 2004, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo chính thức được thành lập theo Quyết định của Bộ Văn hóa-Thông tin số 96/GP-BVHTT ngày 13/10/2004, theo đó, cơ quan chủ quản của Tạp chí là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp số: 1878/GP- BTTTT ngày 14/11/2011, cơ quan chủ quản là Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn khách quan về tài chánh và nhân sự như đã nêu và đặc biệt là số độc giả giảm khá nhiều do tình trạng văn hóa đọc (sách, báo in) bị các lĩnh vực thông tin truyền thông online, kinh tế, chính trị, xã hội được phần lớn người dân chú trọng quan tâm. Tuy vậy, dù vẫn duy trì mục đích phục vụ, chủ trương đã đề ra, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã không ngừng cải tiến hình thức và nội dung.

Văn Hóa Phật Giáo là một tạp chí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiển nhiên đây là một tạp chí tôn giáo. Trên thế giới, rất nhiều tạp chí tôn giáo đã và đang hoạt động, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, tạp chí The Friends, sau đổi thành Friends Journal của Giáo phái Quaker, Thiên Chúa giáo, đã phát hành từ năm 1827, tiếp theo là một loạt hơn 100 tạp chí Thiên Chúa giáo khác ra đời và đến nay đa số vẫn còn hoạt động. Có tạp chí được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ và có số lượng ấn bản đến hàng chục triệu mỗi tháng, với khoảng 200 ngôn ngữ khác nhau.

Nhìn lại Việt Nam, tạp chí Phật giáo đầu tiên là tạp chí Pháp Âm, ra đời ngày 31-8-1929, chỉ phát hành được một số thì đình bản. Tiếp theo là một loạt tạp chí Phật giáo được ra đời: Từ Bi Âm (1932), Đuốc Tuệ (1932), Viên Âm (1933), Duy Tâm (1935), Tam Bảo (1937), Tiến Hóa (1937), Pháp Âm (1937), Liên Hoa (1955), Phật Giáo Việt Nam (1958), Hải Triều Âm (1963)… Đây là những tạp chí được xuất bản trước năm 1975. Số ấn bản chỉ vài trăm, thời gian hoạt động chỉ vài tháng, lâu nhất là 10 năm. Từ sau 1975, có thể đến vài chục tập san, đặc san Phật giáo ra đời và một số tạp chí. Đáng chú ý nhất là báo Giác Ngộ, tạp chí Nghiên Cứu Phật Học, Khuông Việt, Văn Hóa Phật Giáo, Phật Giáo Nguyên Thủy… Hầu hết các tạp chí này đã có các bản online. So với nhiều tạp chí tôn giáo trên thế giới, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo quả thực là một tạp chí rất khiêm tốn; nhưng so với các tạp chí Phật giáo đã xuất bản tại Việt Nam, Văn Hóa Phật Giáo cóthểtựcholàmộttạpchícóuytínvềsốlượngđãphát hành và chất lượng về hình thức và nội dung. Trong thời đại mới với những sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và của tình hình thế giới, Văn Hóa Phật Giáo sẽ phải cách tân để không trở thành lạc hậu. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ từng bước chuyển mình để hội nhập với thời đại công nghệ 4.0, sự bùng nổ thông tin truyền thông số. Bắt đầu từ số báo 350, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ chính thức hội nhập cùng hệ sinh thái số với nhiều ứng dụng công nghệ số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cùng với những giá trị cốt lõi trong xu thế phát triển toàn cầu hóa.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo với chức năng thông tin lý luận và nghiên cứu khoa học mang tính đặc thù của tôn giáo, là công cụ đánh giá kết quả các công trinh nghiên cứu khoa học chuyên biệt của đạo Phật cùng những bài viết chắt lọc mang tinh hoa văn hóa Phật giáo đến gần hơn với cuộc sống đời thường. Vì sự phát triển của nền văn hóa Phật giáo nước nhà, nhằm kế thừa và phát huy những thành tựu của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trong thời gian qua, đòi hỏi tờ tạp chí do GHPGVN là cơ quan chủ quản nhất định phải có những bước đột phá nếu muốn hòa nhập và chuyển động tích cực để đổi mới và nâng tầm tạp chí theo hướng chuyên sâu trong xu thế phát triển chung của báo chí thời kỳ công nghệ số.

Bởi rằng, đó còn là sứ mệnh cao quý trên “Hành trình nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của một nền văn hóa Phật giáo Việt Nam có lịch sử hơn 2.000 năm” cùng song hành với “Những bước đi thăng trầm trong tiến trình phát triển Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo” với 350 số báo vẫn được tòa soạn phát hành đều đặn sau gần 16 năm hoạt động miệt mài bền lòng không gián đoạn cho dù có những lúc thật “chông chênh” vì thiếu thốn nguồn nhân lực và tài chính eo hẹp. Nói theo tinh thần hoằng pháp mà chư tổ đức đã dạy, có thể gọi đó là thiện duyên khi hành giả nhất tâm phụng sự hoằng pháp sẽ luôn một lòng bền bỉ chí nguyện bằng cái “tâm kiên định của người con Phật” thì không có gì là không thể vượt qua!”.

Nơi nào chúng sanh cần con đến, đạo pháp cần con đi,
chẳng kể gian lao,
không từ khó nhọc.

Đó còn là sự cống hiến thầm lặng của Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự – nguyên Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo với những cống hiến sâu dày đầy tâm huyết của Thầy cho Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo từ những buổi đầu sơ khai cho đến nay. Một hành trình chắt chiu con chữ, gửi trao trí tuệ và học thuật uyên bác của một học giả tín tâm thấm nhuần Phật học như Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn trong từng bài viết trên chuyên trang tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trong mười sáu năm qua (2004-2020) và hôm nay đây dù tuổi cao nhưng vẫn minh mẫn và bền lòng chặt dạ với vai trò cố vấn chuyên môn qua từng trang viết chắt lọc tinh anh sẽ là tấm gương cao đẹp của tinh thần phụng sự Phật pháp sẽ tiếp thêm nguồn động lực cho thế hệ kế thừa mạnh dạn ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng công nghệ số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến.

Sự kết hợp từ nền tảng truyền thống mang tính hàn lâm của tạp chí Văn Hóa Phật Giáo với khoa học hiện đại của hệ sinh thái số hiện nay sẽ chắp cánh cho những vẻ đẹp giàu tính nhân văn của một nền văn hóa Phật giáo có sức sống hơn hai nghìn năm lịch sử cùng những giá trị thực tiễn sinh động mang nội dung, tư tưởng, quan điểm và chủ trương đường lối hoạt động của GHPGVN sẽ tiếp thêm cơ hội cho tạp chí đến gần hơn với cộng đồng Phật tử, người yêu mến đạo Phật trong và ngoài nước chỉ với thao tác đơn giản là quét mã Code QR trên điện thoại thông minh là đọc được tất cả các bài viết trên chuyên trang tạp chí Văn Hóa Phật Giáo.

Số báo đặc biệt Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 350 này như một mốc son rạng ngời cho Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, đánh dấu cho sự chuyển mình đi lên và bước đầu hội nhập. Trước mắt là định hướng phát triển, nâng tầm giá trị làm sao cho tạp chí Văn Hóa Phật Giáo – tờ báo in bán nguyệt san với những trang báo Phật giáo hàn lâm chuẩn mực, chính thống, uy tín của GHPGVN khi kết hợp với ứng dụng khoa học hiện đại của công nghệ kỹ thuật số sẽ có sức thu hút bạn đọc và lan tỏa rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng? Làm sao để ứng dụng hiệu quả sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng Internet để hỗ trợ tích cực hơn cho nhu cầu “văn hóa đọc” trong xã hội, giúp cho mọi người vẫn tiếp tục thưởng thức tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng qua từng bài chính luận về giáo lý nhà Phật sâu sắc luôn gợi lên những chiêm nghiệm thâm trầm suy tư trong từng tiêu đề hay, trang tin Phật sự, tiêu điểm trong tháng, câu chuyện đạo đời bên hương trà sen thanh khiết, những vần thơ hay thấm đượm vị thiền, những ngôi cổ tự trên khắp mọi miền đất nước vẫn in dấu son trong tâm thức mọi người? Tất cả sẽ có trong các số bán nguyệt san Văn Hóa Phật Giáo mỗi tháng phát hành định kỳ hai số vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng.

 

Dự án khả thi nhằm lan tỏa rộng khắp nét đẹp tinh hoa văn hóa Phật giáo sắp tới đây sẽ là việc phát hành với số lượng tăng dần theo “Đơn đặt hàng yêu thích” của các đơn vị có lời yêu cầu được tặng tạp chí để làm quà biếu và trưng bày tạp chí Văn Hóa Phật Giáo cho khách đọc và tìm hiểu tại các tự viện danh lam thắng cảnh, phòng họp, thư viện và đến cả các sảnh chờ tại các công ty, khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên toàn quốc… Hy vọng rằng qua bài viết này, quý vị doanh nhân là Phật tử và quý vị yêu quý đạo Phật đã và đang kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ hoan hỷ đồng hành tiếp sức liên hệ đăng ký với Toà soạn để được nhận quà biếu là các số tạp chí Văn Hóa Phật Giáo phát hành định kỳ 2 số vào các ngày 1 và 15 hàng tháng.Tòa soạn sẽ có kế hoạch gửi tạp chí biếu dài hạn đến tận nơi để phục vụ theo nhu cầu tìm đọc và phục vụ cho khách hàng tại các sảnh chờ của lễ tân, để tạp chí được bạn đọc gần xa nâng niu đón đọc nhằm góp phần hoằng truyền Chánh pháp Như Lai và giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Việt Nam cùng những tinh hoa về tư tưởng, đạo đức, văn hóa Phật giáo có lịch sử hơn 2.000 năm luôn đồng hành cùng dân tộc. Niềm vui sẽ nhân đôi, lòng hoan hỷ vô bờ trước sự lan tỏa rộng khắp những giá trị cao đẹp của tinh hoa văn hóa Phật giáo nước nhà trong thời kỳ phát triển đỉnh cao của kỷ nguyên số hóa.

Không chỉ dừng lại với ước mơ đẹp của hôm nay!

Việc ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào cuộc sống sẽ tạo nên những hiệu quả vượt trội đến không ngờ, đó là: “Trí tuệ nhân tạo – Vạn vật kết nối – Dữ liệu lớn”. Vì thế, khi “Định hướng chuyển động và phát triển cho Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trong xu thế phát triển báo chí trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số”, Văn Hóa Phật Giáo từ nay bắt buộc phải “chuyển mình” đổi mới để bắt nhịp với thời đại công nghệ 4.0 cùng sự bùng nổ thông tin truyền thông số, sẽ khởi đầu từ “Số báo 350”.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ khởi động hòa nhập trong “Thế giới phẳng” cùng các trang mạng xã hội, thành lập website chính thức tapchivanhoaphatgiao.vn, tạo Fanpage trên Facebook đồng thời mở kênh YouTube, lan tỏa cùng Zalo, Viber… và chính thức ra mắt App ứng dụng “Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo” vào đúng ngày 15/8/2020, nhân kỷ niệm “Số đặc biệt 350”, đánh dấu bước chuyển mình của Văn Hóa Phật Giáo thời hội nhập cùng sự bùng nổ của truyền thông mạng trên nền tảng của hệ sinh thái số hiện nay. Tạp chí sẽ chuyển tải các bài viết thành số hóa làm file video và file âm thanh, nhân rộng với các ứng dụng phương tiện truyền thông thời đại kỷ nguyên số. Kể từ số báo đặc biệt 350, các bài viết được chọn đăng trên Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đều được số hóa có mã Code QR khi thao tác quét mã code QR trên điện thoại thông minh là đọc được tất cả các bài viết kể cả các quyển tạp chí trước đây và các bản sẽ xuất bản sau đó. Đúng theo tinh thần Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (Hà Nội), trong nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017- 2022) tại điểm thứ 8 có nêu nội dung trọng tâm: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Bởi rằng: “Phụng đạo – Yêu nước” đó chính là định hướng và động lực cho công tác truyền thông phát triển, các hoạt động Phật sự đặc biệt là công tác truyền thông Phật giáo của GHPGVN không chỉ hướng đến cộng đồng Phật tử trong nước, ngoài nước mà còn sải cánh rộng dài bay xa vươn lên tầm cao mới. Trong đó, sứ mệnh của tập thể tòa soạn Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo là không ngừng đổi mới, chuyên sâu để hoàn thiện và nâng tầm tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trở thành một tạp chí điện tử yêu thích có nội dung và hình thức thể hiện phong phú, hiện đại, mở ra một cơ hội mới trong hành trình hội nhập với truyền thông Phật giáo thế giới từ đây lan tỏa tinh hoa và bản sắc tốt đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam với đông đảo bạn đọc trong nước và ngoài nước.

Trên đây là những dự án trọng tâm buổi đầu hướng tới sự phát triển bền vững của “Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới” với những định hướng ban đầu, kế hoạch cụ thể dài lâu, phương hướng hoạt động sắp tới nhằm “Định hướng phát triển Văn Hóa Phật Giáo trong xu thế phát triển toàn cầu hóa” và việc chuẩn bị phát hành số báo đặc biệt: “Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 350” – Tinh hoa Văn hóa Phật giáo chặng đường 16 năm qua cùng những bước đi ban đầu trong tiến trình phát triển, gìn giữ vẻ đẹp truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số cùng hòa chung trong dòng chảy của nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc Việt. Trong tương lai gần nhất, tạp chí sẽ ra mắt phiên bản tạp chí Văn Hóa Phật Giáo bằng tiếng Anh nhằm lan tỏa đến quý vị học giả mộ đạo, bạn bè năm châu những nét tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần giới thiệu và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Phật giáo, triết học và tư tưởng, đạo đức Phật giáo, công tác giáo dục thanh thiếu niên Phật tử, công trình kiến trúc các cơ sở thờ tự, fi tích Phật giáo đã có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, vun bồi nền tảng đạo đức Phật giáo, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo sẽ đồng hành cùng các trang báo Phật giáo của nước nhà hòa chung tiếng nói làm “SÁNG ĐẠO – ĐẸP ĐỜI”, vững vàng bước đi trên con đường phát triển đạo Phật và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, đổi mới và hội nhập.

Thích Minh Nhẫn

Nguồn tin: phatsuonline.com:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây