Tây Ninh: Lược sử chùa cổ Hạnh Lâm

Thứ năm - 04/07/2019 10:53

Tây Ninh: Lược sử chùa cổ Hạnh Lâm

LƯỢC SỬ CHÙA HẠNH LÂM

Vào thế kỷ thứ 19 có một du tăng gốc người Bến Tre trên đường vân du hóa độ, hoằng dương chánh pháp đã đặt chân nơi vùng đất Tây Ninh, làng Thái Bình thuộc tổng Hòa Ninh xưa (nay thuộc xã Thanh Điền huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh), nhận thấy đây là vùng đất địa linh nhưng còn hoang sơ dân cư thưa thớt, Ngài đã phát hoang dựng lên ngôi thảo am tre lá để làm nơi tu tập vào năm 1872, nguồn nguyên liệu để dựng lên thảo am dồi dào có sẵn nguồn tre lá vô tận từ thiên nhiên.
Theo những câu chuyện truyền miệng từ các bậc sư tổ và các cụ cao tuổi tại địa phương kể lại mà hoà thượng Thích Thiện Thới nghe và ghi chép, thì chùa Hạnh Lâm, còn gọi là chùa Truông Tre (vì ngày xưa ở đây tre mọc thành rừng người dân phát hoang thành những lối đi nên có từ Truông Tre). Pháp Hiệu của vị tổ khai sơn chùa Hạnh Lâm là thượng TÍN hạ CHƠN, húy Như Đạt. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39, thế danh Nguyễn Văn Sự Hoà thượng sinh năm 1827.
Đến ngày 29 tháng 11 năm 1896 Ngài lập chúc ngôn truyền lại ai hữu duyên sẽ nhận lãnh ngôi Già lam để tu tập vì Ngài không có đệ tử kế thừa.
 
hl4
 
Ngài viên tịch vào năm 1899. Bẵng đi tới gần 30 năm, đến năm 1928 mới có trụ trì đời thứ hai là hoà thượng thượng Thiện hạ Thông, húy ….  Ngài cũng thuộc dòng phái Lâm Tế Gia Phổ đời thứ…
Đến năm 1954, Ngài vận động Phật tử xây dựng lại ngôi chánh điện khang trang mái lợp ngói âm dương, tường xây gạch chắc chắn. Chánh điện sâu 3 nhịp dài 8,2 mét, tiếp theo là gian hậu tổ 3 nhịp dài 6,8 mét. Sau đấy còn là sân nắng với hai bên hai mái ngói che hành lang chạy thông với các gian hậu chùa. Có phải do lòng ngưỡng vọng Bà Linh Sơn - núi Bà hay không mà bàn thờ với tượng Bà được quay về sau, nơi có sân nắng rung rinh phong lan trên một tiểu cảnh non bộ đá và cây chen nhau soi bóng nước.
1
Các không gian ấy được phân định ra bởi bốn lớp nhà, với ba lớp nóc mái ngói và nóc sau cùng lợp bằng tôn kẽm. Kiến trúc mặt bằng chưa có gì đặc sắc ngoài thứ tự lớp lang theo kiến trúc đình chùa truyền thống phương Nam.
Mặt đứng kiến trúc chùa cũng thế. Chỉ là phần trên hành lang được xây tường chắn mái từ ngoài vào giữa với từng bậc cao dần kiểu như hình ngọn tháp. Tính cả phần mái ngói nhỏ nhô lên chính giữa là vừa đúng một ngọn tháp 5 tầng. Dưới mái ấy, có ô tường xây lõm vào trong đặt tượng Phật Bà - Quán Thế Âm Bồ tát.
 
1

          Nội thất chùa có khá nhiều tượng gỗ cổ, tuổi tác quá trăm năm. Tất cả đều được tạo theo bộ, mỗi pho chỉ cao 7- 8 tấc. Những pho tượng này còn nguyên nét thô sơ, như tâm hồn nông dân thời mở đất, nay mới được sư trụ trì và phật tử chỉnh trang bằng những sắc độ vàng son… Ngài xã bỏ báu thân vào năm 1975.
 
1

          Ngài truyền thừa lại cho đệ tử đời thứ ba là Hòa Thượng Thích Thiện Thới hiện là phó BTS GHPG Tỉnh Tây Ninh. Vào năm 1991 Ngài nhận thấy mái ngói nơi chánh điện bị hư dột khá nhiều, Ngài vận động Phật tử trùng tu lại bằng ngói tây và thay mới nhưng cây gỗ đã hư mục.
Do phật sự đa đoan vào ngày 18/09/2015 Ngài truyền thừa lại ngôi già lam Hạnh Lâm cho đệ tử đời thứ tư là Đại Đức Thích Thiện Trí làm Trụ trì. Cũng vào năm 2015. Đại đức đã xây dựng giảng đường có qui mô vững chắc
 
1

Trải bao thăng trầm theo thời gian, tổ tổ tương truyền  qua ba đời kế thừa ngôi già lam Hạnh Lâm ngày nay đã mang những nét mới, thoáng mát khang trang. Vì lẽ đó trong phương hướng hoạt động năm 2019 Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh đã chọn nơi đây làm khóa Tu Mùa Hè cho các em thanh Thiếu Nhi lần đầu tiên được tổ chức tại Tỉnh Tây Ninh từ ngày 05-08/07/2019 mang tên Hương Thơm Đạo Đức.
 
1
Quảng Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây