Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng nhân dịp tết Chol Chnam Thmay

Thứ năm - 16/04/2020 17:45

Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng nhân dịp tết Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông Lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
Nhân dịp tết cổ truyền năm mới Chol Chnam Thmay của Người Khmer, phái đoàn Lãnh đạo Tỉnh đã đến chùa Nam Sơn tặng hoa và chúc mừng Thượng toạ Quách Thành Sattha.

Phái đoàn do ông Nguyễn Văn Đồng, đại diện Ban Dân vận tỉnh uỷ, ông Lê Xuân Lâm dại diện UBMTTQVN, ông Phạm Văn Quyền Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh cùng các Cán bộ trong cơ quan.

 
Tết cổ truyền năm mới Chol Chnam Thmay thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.
Ngày đầu tiên có tên: Maha Songkran (Chôl sangkran thmây)
Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơng săk)
Nếu năm nhuận ngày thứ tư cũng có tên là: Wonbơf
Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th­ường nhật.
Vào ngày Wonbơf mọi người thực hiện nghi lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có dẫn chứng theo tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.

Ngày thứ ba Lơng săk là lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng dâng cơm sáng cho các sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý.
Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau lễ tại chùa, mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.

Do tình hình cả nước đang trong giai đoạn thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Thủ tưởng Chính phủ và đồng bào Phật tử thực hiện khuyến cáo của HĐTS Trung ương và BTS tỉnh nên trong năm 2020 ngày tết cổ truyền 
Chol Chnam Thmay được thực hiện đơn giản. Đại diện đoàn đã chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo Tỉnh đến TT. Trụ trì và mong rằng với uy tín của mình Thượng toạ tiếp tục động viên đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục thực hiện tình đoàn kết các dân tộc trong cả nước, cũng như sống "tốt đạo - đẹp đời".

 
dadbfeeca9a353fd0ab2
 
831321677d288776de39
 
e02efac8a6875cd90596

cda3619537dacd8494cb

4a931eaa49e5b3bbeaf4

1cdebde6eba911f748b8
1d7676252a6ad034897b
Ban TTTT tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây