Khoá học về Giới luật cho Ni giới tỉnh.

Thứ ba - 23/05/2017 20:06

Khoá học về Giới luật cho Ni giới tỉnh.

Mục đích của người xuất gia không phải là chùa to Phật lớn, không phải là tiền tài, quyền cao chức trọng; tất cả những thứ này chỉ cản trở con đường tu tập của chúng ta mà thôi, vì vậy chư Ni hãy tinh tấn đừng cô phụ chí nguyện xuất gia của chính mình
KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG GIỚI LUẬT CHO CHƯ NI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Trong 2 ngày 22_23/05/2017 tai chùa Kiều Đàm Thị trấn Phú Mỹ huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Phân ban Ni giới tỉnh đã tổ chức khoá học bồi dưỡng về Giới luật cho Ni giới toàn tỉnh.

Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi”. (1) Thấy được tầm quan trọng của giới luật và nhận thấy chư Tăng Ni trẻ hiện nay bị nhiều những cám dỗ và dễ bị cuốn hút bởi dục lạc thấp hèn, Ni trưởng Thích Nữ Như Bửu, đặc trách Giám luật phân ban Ni giới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một bậc nghiêm trì giới luật luôn ưu tư về sự tu tập, giữ giới của chư Ni, sự trường tồn của chánh pháp. Với ưu tư đó, Ni trưởng đã thỉnh cầu Hòa thượng Thích Minh Thông giảng dạy cho khóa học Bồi dưỡng giới luật cho chư Ni tại tỉnh nhà.

Tham gia khóa học có sự hiện diện của Ni trưởngThích Nữ Như Như -Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ni trưởng Thích Nữ Như Bửu – Phó phân ban kiêm Giám luật phân ban Ni giới tỉnh, Chư tôn đức Ni thuộc Phân ban Ni giới tỉnh cùng hơn 300 chư Ni ở các thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về tham dự.
Hương các loại hoa thơm,
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.” (2)

 
Quả thật đúng với lời khen tặng dành cho Hòa thượng Tuyên Luật sư thượng Minh hạ Thông. Hình ảnh và những lời dạy của Ngài đã làm cho chư Ni sanh khởi niềm tịnh tín.

Qua hai ngày thuyết giảng, Hòa thượng đã chỉ dạy một cách tường tận từ nguyên nhân Phật chế giới cho đến rất những nhiều vấn đề căn bản về giới luật, xoay quanh những nội dung sau:
  • Thứ nhất, đức Phật chế giới theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế” và rất thiết thực. Nghĩa là trong thời gian đầu, mặc dù tôn giả Xá Lợi Phất đã nhiều lần thỉnh Phật chế giới nhưng Ngài đều khước từ vì trong tăng đoàn thời bấy giờ chư Tỳ-kheo đều chứng Thánh quả. Mãi đến năm thứ 13, sau khi có các Tỳ-kheo phạm giới, hữu lậu phát sanh, đức Phật mới chế giới. Hơn nữa, trong Ngũ Phần Luật, quyển 22 có nói: “Những giới điều nào ta chế ra nhưng ở địa phương không cần thiết thì nên bỏ; những điều ta chưa chế nhưng ở địa phương thấy cần thì nên thêm vào”. Điều đó cho thấy tinh thần chế giới của đức Phật rất cởi mở, thực tế. Vì vậy, khi chúng ta hành trì giới luật cũng phải hiểu rõ mục đích đó và đừng bao giờ nghĩ đó là sự ràng buộc, gượng ép.
  • Thứ hai, Hòa thượng giải thích và phân tích rõ phần “chỉ trì”. Trong phần này, Ngài triển khai rõ thế nào là “khai – giá – trì – phạm”, “nhân – chủng –tánh – tướng”, thế nào là tánh giới, giá giới, giới trọng, giới khinh.... Khi nhận biết về những vấn đề này, hành giả biết rõ điều gì nên làm, điều gì không nên làm mà thực hành giới luật một cách trọn vẹn. Đặc biệt, Ngài nhấn mạnh đến việc một Tỳ-kheo-ni phải tinh tấn, quyết tâm giữ gìn giới luật, không để cho sai phạm. “Nếu một Tỳ-kheo-ni phạm vào giới Ba-la-di là như người bị đoạn đầu không thể cứu vãn, dù có tu tập trọn đời cũng không có lợi ích và là giặc trong Phật pháp”.
  • Thứ ba là phần “tác trì”; phần này liên quan đến việc hành xử trong tăng chúng. Ở đây, chủ yếu Hòa thượng chỉ dạy cho chư Ni cách thức yết ma. Đây cũng chính là chủ đề lại sự sôi động trong lớp học với hàng loạt những câu hỏi của chư Ni. Với sự tinh tế, khéo léo, Hòa thượng đã giải đáp được những hoài nghi của Ni chúng. Lúc này, trên gương mặt của mọi thành viên trong lớp học như sáng lên, rạng ngời. Tất cả như trút bỏ được gánh nặng đã đeo bám từ rất lâu.
Cuối cùng, trước khi kết thúc khóa học, Hòa thượng đã nhắc lại tầm quan trọng của giới luật. Giới luật chính là nền tảng của giáo pháp, là nấc thang quan trọng cho một người xuất gia bước lên địa vị thành quả. Bởi lẽ, nhân giới sanh định, nhân định pháp tuệ và thành tựu chánh trí giải thoát. Với tâm lão bà, Ngài tha thiết căn dặn “Mục đích của người xuất gia không phải là chùa to Phật lớn, không phải là tiền tài, quyền cao chức trọng; tất cả những thứ này chỉ cản trở con đường tu tập của chúng ta mà thôi, vì vậy chư Ni hãy tinh tấn đừng cô phụ chí nguyện xuất gia của chính mình

Khóa học kết thúc trong niềm hoan hỷ của toàn thể Ni chúng, Hòa thượng tuyên Luật sư trở về trú xứ, tất cả Ni chúng đều kính ngưỡng tiễn đưa; bóng áo nâu của Người đã khuất nhưng những bài học từ thân giáo của Ngài vẫn in đậm trong tâm trí những người ở lại, một niềm hỷ lạc vô biên.
Sau đây là một số những hình ảnh mà Ban TTTT ghi lại được:
 
10
2

3

4

5

6

7

8

9

11

12

13

14

15

16

Minh Hoa
Ban TTTT tỉnh
[1]KinhĐạiBátNiếtBàn, KinhTrườngBộ, tập I, Viện NCPHVN: Nxb TPHCM, 1991, tr.663
[1]KinhPhápCú, PhẩmHoa
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây