Vũng Tàu: Thông báo về việc tổ chứ hội thi giáo lý Phật tử

Thứ ba - 10/05/2022 12:29

Vũng Tàu: Thông báo về việc tổ chứ hội thi giáo lý Phật tử

z3402660991485 e9c96680b151746379127af398d7a2f6 copy


z3402660991379 0bfd4353b4013f568465e9a105be07cd copy

Link dowm các câu hỏi giáo lý 2022
https://drive.google.com/drive/folders/19gd5mxOUPuDYaJuyKuWBr2a98HIxoktM
image 20220511143042 1 1
 
   
PHẦN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Đáp án đúng được tô đen)
Câu 1. Đức Phật đản sanh vào ngày, tháng, năm nào?
  1. Ngày 15 tháng 5 năm 624 TCN          c. Ngày 8 tháng 4 năm 624 TCN
  2. Ngày 15 tháng 4 năm 544 TCN          d. Ngày 8 tháng 12 năm 624 TCN
Câu 2. Theo Phật Học Phổ Thông (PHPT), đức Phật xuất gia vào ngày nào, năm bao nhiêu tuổi?
  1. Ngày 8 tháng 2, năm 19 tuổi             c. Ngày 8 tháng 2, năm 18 tuổi
  2. Ngày 8 tháng 2, năm 20 tuổi               d. Tất cả đều sai
Câu 3. Theo Phật giáo Nam truyền, Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi?
  1. 19 tuổi                                                 c. 29 tuổi
  2. 39 tuổi                                                 d. Tất cả đều sai
Câu 4. Theo PHPT, đức Phật thành đạo vào ngày nào, năm bao nhiêu tuổi?
  1. Ngày 19 tháng 6, năm 30 tuổi             c. Ngày 8 tháng 4, năm 30 tuổi
  2. Ngày 8 tháng 12, năm 29 tuổi             d. Ngày 8 tháng 12, năm 30 tuổi
          Câu 5. Theo Phật giáo Nam truyền, đức Phật thành đạo năm bao nhiêu tuổi?
  1. 29 tuổi                                                 c. 30 tuổi
  2. 35 tuổi                                                 d. 40 tuổi
Câu 6. Đức Phật nhập Niết-bàn vào ngày nào, năm bao nhiêu tuổi?
  1. Ngày 1 tháng giêng, năm 80 tuổi         c. Ngày 19 tháng 2, năm 80 tuổi
  2. Ngày 15 tháng 2, năm 80 tuổi           d. Ngày 19 tháng 9, năm 80 tuổi
Câu 7. Trước khi đức Phật đản sinh thì tại đất nước Ấn Độ lúc bấy giờ có bao nhiêu thứ đạo?
  1. 95 đạo                                                 c. 96 đạo
  2. 94 đạo                                                 d. 97 đạo
Câu 8. Cha mẹ ruột của Thái tử Tất-đạt-đa là ai?
  1. Hộc-phạn vương và Hoàng hậu Ma-da      
  2. Tịnh-phạn vương và Ma-ha Ba-xà-ba-đề
  3. Vua Tịnh-phạn và Hoàng hậu Ma-da
  4. Tất cả đều sai
Câu 9. Anh em cùng cha khác mẹ với Thái tử là ai?
  1. A-nan-đà và Ma-tan-ga                       c. Nan-đà và Ma-ha-nam
  2. Nan-đà và Sun-đa-ri Nan-đà            d. Nan-đà và Su-đa-ri Nan-đà
Câu 10. Sau lễ vía Tinh tú, Hoàng hậu Ma-da nằm mộng thấy được điều gì?
  1. Thấy Phạm thiên với nhiều ánh hào quang, tặng cho Hoàng hậu một đóa hoa sen trắng đẹp và 4 vị Thiên vương với nhiều oai lực phép mầu khiêng giường của Hoàng hậu đến núi Tuyết. Sau đó có voi trắng 6 ngà từ trên hư không bay xuống rồi lấy ngà khai hông bên trái của Hoàng hậu mà chun vào.
  2. Thấy voi trắng 6 ngà từ trên hư không bay xuống rồi dùng ngà khai hông bên phải của Hoàng hậu mà chui vào.
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai
Câu 11. Các nhà tiên tri đã đoán giấc mộng của Hoàng hậu Ma-da như thế nào?
  1. Hoàng hậu sẽ sanh ra một bậc Chuyển luân thánh vương nếu xuất gia sẽ làm Phật
  2. Hoàng hậu sẽ sanh ra một quý tử tài đức song toàn
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai
Câu 12. Vườn Lâm-tỳ-ni nơi Thái tử đản sanh cách thành Ca-tỳ-la-vệ bao xa?
  1. 15 cây số                                             c. Cách một khu rừng
  2. 17 cây số                                             d. Cả (b) và (c) đúng
Câu 13. Khi Thái tử đản sanh có những điềm gì lạ?
  1. Cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đơm hoa kết trái
  2. Sông ngòi, mương giếng nước đều trong đầy, chim chóc hót vang khắp 10 phương, chín rồng phun nước
  3. Hào quang chiếu khắp cả 10 phương, chư thiên dâng hoa, múa hát cúng dường
  4. Tất cả đều đúng
Câu 14. Sau khi sanh Thái tử được bao nhiêu ngày Hoàng hậu Ma-da qua đời, ai là người thay thế nuôi nấng Thái tử?
  1. 5 ngày, Pa-mi-ta                                  c. 6 ngày, Ma-ha Ba-xà-ba-đề
  2. 7 ngày, Ma-ha Ba-xà-ba-đề               d. 8 ngày, Cam-lộ
Câu 15. Vì sao Hoàng hậu Ma-da qua đời trong khi Thái tử còn quá nhỏ?
  1. Đã làm tròn nhiệm vụ cao quý và rửa sạch nghiệp báo
  2. Tổn hao sức khỏe trầm trọng
  3. Rửa sạch nghiệp báo                         
  4. Cả (b) và (c) đúng
Câu 16. Sau khi xem tướng Thái tử, Đạo sĩ A-tư-đà đã nói thế nào?
  1. Thái tử có 80 tướng tốt và 32 vẻ đẹp, nếu cai quản đất nước sẽ là một bậc Chuyển luân vương còn nếu xuất gia sẽ là một vị Thánh
  2. Thái tử có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp nếu trị vì đất nước sẽ làm một bậc Chuyển luân vương, xuất gia sẽ trở thành một vị Thánh
  3. Cả (a) và (b) đều đúng
  4. Chỉ (a) đúng
Câu 17. Khi còn là Thái tử, đức Phật có tên là gì và có ý nghĩa như thế nào?
  1. Tất-đạt-đa, nghĩa là người phải làm tròn chức vị mà mình phải giữ
  2. Tất-đạt-đa, nghĩa là tiếp tục kế thừa sự nghiệp của cha ông để lại
  3. Tất-đạt-đa, nghĩa là người có uy quyền tối thượng thống nhất đất nước
  4. Tất cả đều sai
Câu 18. Khi cùng vua cha và quần thần tham dự lễ Hạ điền, Thái tử đã có những suy nghĩ gì?
  1. Chúng sinh thì đau khổ, xã hội thì bất công
  2. Sanh, lão, bệnh, tử là khổ
  3. Muốn tìm con đường giải thoát chúng sinh khỏi cảnh khổ luân hồi
  4. Tất cả đều đúng
Câu 19. Vị thầy danh tiếng dạy học cho Thái tử khi còn trong hoàng cung tên là gì?
  1. A-tư-đà                                                c. Ca-lưu-đà-di
  2. Sằn-bà-đề-đà                                       d. Sằn-đề-đề-bà
Câu 20. Vua Tịnh-phạn chắp tay xá Thái tử lần thứ nhất trong trường hợp nào?
    1. Khi Thái tử vừa đản sinh
    2. Sau khi thấy Đạo sĩ A-tư-đà chắp tay xá chào Thái tử sơ sinh và bàn chân của Thái tử đặt trên đầu A-tư-đà
    3. Sau khi Thái tử hàng phục được con ngựa chứng hung dữ
    4. Sau trận thi đấu kiếm cung với các hoàng tử
Câu 21. Vua Tịnh-phạn đã làm gì để ngăn cản Thái tử đi xuất gia?
  1. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ với 3 mùa khác nhau, cưới Công chúa Da-du-đà-la cho Thái tử
  2. Tuyển chọn hàng trăm cung phi, mỹ nữ ca hay, múa giỏi để khuây khỏa cho Thái tử
  3. Chỉ (a) đúng
  4. Cả (a) và (b) đều đúng
Câu 22. Vợ của đức Phật là ai?
  1. Da-du-đà-la                                         c. Vy-đề-hy
  2. Tỳ-xá-khư                                           d. Tất cả đều sai
Câu 23. Vua Tịnh-phạn đã tìm mọi cách để giữ chân, không cho Thái tử khởi sanh ý định xuất gia nhưng cũng phải cho Ngài xuất thành du ngoạn, vì?
    1. Các cuộc vui ngũ dục trong cung không làm vơi được nỗi buồn của Thái tử
    2. Muốn cho Thái tử có dịp tiếp xúc với đời để sau này dễ dàng cai trị đất nước
    3. Cả 2 đều đúng
    4. Cả 2 đều sai
Câu 24. Tâm trạng của Thái tử sau khi tiếp xúc với thực trạng khổ đau của kiếp người (cảnh sinh lão bệnh tử) là?
  1. Xúc động mạnh mẽ, thương xót và buồn rầu vô hạn về những đọa đày lầm than của chúng sinh
  2. Luôn trầm mặc suy tư cố tìm phương pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ luân hồi
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai
Câu 25. Khi đi dạo qua cửa thành phía Đông, Thái tử gặp cảnh gì mà nóng lòng muốn xuất gia tu đạo?
  1. Người già tóc bạc lưng còng              c. Người ăn xin quần áo rách rưới
  2. Người chết nằm im bất động               d. Tất cả đều đúng
Câu 26. Khi đi dạo qua cửa thành phía Nam, Thái tử gặp cảnh gì mà nóng lòng muốn xuất gia tu đạo?
  1. Vị Sa-môn hình dáng oai nghi             c. Người già tóc bạc lưng còng
  2. Người bệnh khóc than đau đớn        d. Tất cả đều đúng
Câu 27. Khi đi dạo qua cửa thành phía Tây, Thái tử gặp cảnh gì mà nóng lòng muốn xuất gia tu đạo?
  1. Người bệnh khóc than đau đớn           c. Người chết nằm im bất động
  2. Vị Sa-môn hình dáng oai nghi             d. Tất cả đều sai
Câu 28. Khi đi dạo qua cửa thành phía Bắc, Thái tử gặp cảnh gì mà nóng lòng muốn xuất gia tu đạo?
  1. Người ăn xin nghèo hèn rách rưới       c. Vị Sa-môn hình dáng oai nghi
  2. Người chết nằm im bất động               d. Tất cả đều đúng
Câu 29. Khi gặp vị Sa-môn Thái tử rất vui mừng, vội vàng đến chào rồi hỏi về lợi ích của việc tu hành. Vị Sa-môn đáp thế nào?
  1. Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi ràng buộc ở đời, để cầu cho tôi được khỏi khổ và được Chánh giác để phổ độ chúng sanh được giải thoát như mình
  2. Có được thần thông, tự tại đến đi bất cứ nơi nào để cứu giúp chúng sanh
  3. Cả (a) và (b) đều đúng
  4. Chỉ (b) đúng
Câu 30. Hãy cho biết 4 điều kiện mà Thái tử đưa ra cho phụ vương để xin được xuất gia?
  1. Trẻ mãi không già, đẹp mãi không xấu, sống mãi không chết, vui mãi không khổ.
  2. Trẻ mãi không già, sống mãi không chết, khỏe mãi không bệnh, vui mãi không khổ
  3. Trẻ mãi không già, mạnh mãi không đau, sống hoài không chết, mọi người hết khổ
  4. Trẻ mãi không già, mạnh mãi không đau, sống hoài không chết, vui mãi không khổ
Câu 31. Thái tử xuất gia trong cảnh trạng nào?
    1. Ngài ra đi một cách đàng hoàng, được phép của Vua Tịnh-phạn và có triều thần đưa tiễn
    2. Đến phòng Công chúa Da-du-đà-la, ôm hôn La-hầu-la và nói lời từ biệt với Công chúa
    3. Không một lời từ giã, Ngài cỡi ngựa Kiền Trắc cùng với Xa-nặc âm thầm trốn khỏi hoàng cung
    4. Tất cả đều sai
Câu 32. Vào nửa đêm, Thái tử quyết định rời khỏi hoàng cung đi xuất gia tìm đạo. Lúc ấy, Công chúa Da-du-đà-la đang làm gì?
  1. Lánh mặt Thái tử và khóc lóc 
  2. Cùng La-hầu-la ngủ mê man
  3. Ôm La-hầu-la vào lòng và giả vờ ngủ
  4. Tất cả đều sai
Câu 33. Đức Phật xuất gia với vị thầy nào?
  1. Uất-đầu-lam-phất                                c. Cả 2 đều đúng
  2. A-ra-ta Ka-la-ma                                 d. Cả 2 đều sai
Câu 34. Khi gặp Vua Tần-bà-sa-la, Thái tử đã đồng ý lời đề nghị gì của nhà vua?
  1. Hãy từ bỏ ý định xuất gia trở về với Vua Tịnh-phạn và vợ con
  2. Cùng vua chia nửa giang sơn để cai trị đất nước, giúp cho bá tánh được ấm no, an cư lạc nghiệp
  3. Nếu thành đạo hãy trở về hóa độ nhà vua trước
  4. Cả (b) và (c) đúng
Câu 35. Khi Thái tử tu hành khổ hạnh, Ngài đã ăn gì để duy trì mạng sống?
  1. Mỗi ngày chỉ ăn 1 loại trái cây            c. Mỗi ngày chỉ ăn cháo loãng
  2. Mỗi ngày chỉ ăn 1 hạt mè                 d. Mỗi ngày chỉ ăn 1 hạt hướng dương
Câu 36. Hãy cho biết thí chủ cúng dường bát sữa cho Thái tử là ai?
  1. Su-dà-ta                                               c. Sujata
  2. Tu-xà-đề                                              d. Tất cả đều đúng
Câu 37. Khi ngồi thiền định dưới cây Bồ-đề, Thái tử đã phát nguyện thế nào?
  1. Nếu ta không chứng đạo sẽ không rời khỏi gốc cây này
  2. Nếu ta không thành đạo, không nhìn thấy bản lai diện mục, không đạt được lục thông một cách tự tại thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ này
  3. Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này
  4. Tất cả đều đúng
Câu 38. Trong suốt 49 ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ-đề, Ngài đã chiến đấu với những gì?
  1. Ma vương Ba-tuần                             c. Câu (a) hoặc (b) đúng
  2. Tham, sân, si, mạn….phiền não        d. Cả (a) và (b) đúng
Câu 39. Sau 49 ngày đêm thiền định vào canh tư, Ngài đã chứng đắc được quả vị gì?
  1. Lậu tận minh                                    c. Thiên nhãn minh
  2. Túc mạng minh                                  d. Tất cả đều sai
Câu 40. Sau 49 ngày đêm thiền định vào canh hai, Ngài đã chứng đắc được quả vị gì?
  1. Lậu tận minh                                      c. Thiên nhãn minh
  2. Túc mạng minh                                d. Tất cả đều sai
Câu 41. Sau 49 ngày đêm thiền định vào nửa đêm, Ngài đã chứng đắc được quả vị gì?
  1. Lậu tận minh                                      c. Thiên nhãn minh
  2. Túc mạng minh                                  d. Tất cả đều sai
Câu 42. Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vào khi nào?
  1. Khi mặt trời mọc                                 c. Khi sao hôm vừa ló dạng
  2. Khi sao mai vừa mọc                         d. Khi mặt trời lặn
Câu 43. Hãy cho biết thứ tự địa điểm nào là đúng với quá trình đản sanh, thành đạo, thuyết pháp, nhập Niết-bàn của đức Phật?
  1. Ca-tỳ-la-vệ, Ma-kiệt-đà, Ba-la-nại, Câu-thi-na
  2. Ca-tỳ-la-vệ, Ba-la-nại, Câu-thi-na, Ma-kiệt-đà
  3. Câu-thi-na, Ca-tỳ-la-vệ, Ba-la-nại, Ma-kiệt-đà
  4. Tất cả đều sai
Câu 44. Hãy cho biết đức Phật thành đạo tại đâu?
  1. Dưới cội cây Bồ-đề nơi ngoại ô thành Vương Xá nước Ma-kiệt-đà
  2. Dưới cội cây Bồ-đề trong thành Vương Xá nước Ma-kiệt-đà
  3. Dưới cội cây Bồ-đề nơi ngoại ô thành Vương Xá nước Kiều-tát-la
  4. Tất cả đều sai
Câu 45. Tam minh đức Phật đã chứng theo thứ tự gồm những gì?
  1. Túc mạng minh, tha tâm minh, lậu tận minh
  2. Túc mạng minh, thiên nhãn minh, thần túc minh
  3. Túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh
  4. Túc mạng minh, lậu tận minh, thiên nhãn minh
Câu 46. Sau khi thành đạo, đức Phật đã trú trong sự an lạc của đạo quả giải thoát và chiêm nghiệm lại con đường giải thoát mà mình đã đi qua trong thời gian bao lâu rồi Ngài mới đi thuyết pháp?
  1. 21 ngày                                              c. 7 ngày
  2. 49 ngày                                              d. 18 ngày
Câu 47. Khi đức Phật thiền định dưới gốc cây Bồ-đề, gặp phải một trận mưa lớn. Lúc ấy, có một Long vương hiện lên lấy thân mình quấn quanh bảy vòng và ngóc bảy cái đầu để làm thành dù che Phật. Vị Long vương ấy tên là gì?
  1. Mục-chân-lân-đà long vương           c. Nan-đà long vương
  2. Hòa-tu-cát long vương                       d. Sa-dà-la long vương
Câu 48. Sau khi đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây Bồ-đề, ai cung thỉnh Ngài thuyết pháp độ đời?
  1. Không ai thỉnh mà Ngài tự thuyết       c. Phạm thiên Kiều-tát-la
  2. Thiên nhân cõi trời Tha Hóa Tự Tại    d. Phạm thiên Sa-ham-pa-ti
Câu 49. Hãy cho biết 2 thương buôn thọ Nhị quy (Phật-pháp) tên là gì?
  1. Bạt-đà-la và Đề-lê-phú-bà                  c. Bạt-lê-ca và Đề-ca-la-ma
  2. Bạt-lê-ca và Đề-lê-phú-đa                  d. Bạt-lê-ca và Đề-lê-phú-bà
Câu 50. Bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết cho 5 anh em Kiều-trần-như có tên là gì?
    1. Lục hòa                                              c. Thập nhị nhân duyên
    2. Sáu Ba-la-mật                                    d. Tứ diệu đế
Câu 51. Sau khi nghe đức Thế Tôn giảng pháp ai trong số 5 anh em Kiều-trần-như đã chứng đắc thánh quả A-la-hán trước?
  1. Kiều-trần-như                                   c. Kiều-trần-như và Thập-lực Ca-diếp
               b.   A-xả-bà-thệ                                        d. Cả 5 người cùng lúc
Câu 52. Hãy cho biết vị nào không phải trong nhóm 5 anh em Kiều-trần-như?
  1. Kiều-trần-như                                     c. Ác-bệ
  2. Bạt-đề                                                d. Già-da Ca-diếp
Câu 53. Hãy cho biết vị nào trong nhóm 5 anh em Kiều-trần-như?
  1. Da-xá                                                 c. Ca-lưu-đà-di
  2. Kiều-phạm-ba-đề                               d. Ma-ha-nam Câu-ly
Câu 54. Lúc đầu, 5 anh em Kiều-trần-như không muốn tiếp đức Phật nhưng khi Ngài đến gần thì họ cung kính đảnh lễ, bởi vì?
    1. Tình nghĩa sâu xa trước kia đã có thời gian sống chung và cùng nhau tu tập nên không thể làm mặt lạ
    2. Sợ oai lực của Vua Tịnh-phạn khi biết chuyện sẽ bị trừng phạt
    3. Đức tướng trang nghiêm của Phật
    4. Tất cả đều đúng
Câu 55. Sau khi Da-xá xuất gia theo Phật, ông đã dẫn bao nhiêu người bạn cùng xuất gia làm Tỳ-kheo?
    1. 50 vị                                                   c. 55 vị
    2. 60 vị                                                   d. 54 vị
Câu 56. Hãy cho biết vị Ưu-bà-tắc thọ Tam quy đầu tiên là ai?
      1. Câu-lê-da                                           c. Cấp Cô Độc
      2. Bạc-lê-ca                                            d. Tất cả đều sai
Câu 57. Ba anh em Ca-diếp đã quy y Phật trong trường hợp nào?
    1. Sau khi thấy đức Phật hàng phục con độc long (rắn lớn)
    2. Sau khi nghe Phật giảng về nguyên ủy của vũ trụ và nguyên lý duyên sinh
    3. Sau khi nghe Phật giảng về vô ngã và xác nhận vô ngã không phải là hư vô
    4. Tất cả đều đúng
Câu 58. Hai anh em Nan-đề Ca-diếp và Già-da Ca-diếp, mỗi người có bao nhiêu đệ tử?
  1. 150 đệ tử                                            c. 200 đệ tử
  2. 250 đệ tử                                            d. 300 đệ tử
Câu 59. Ai là người cúng dường tinh xá Trúc Lâm cho đức Phật và Tăng đoàn?
  1. Vua Tần-bà-sa-la và Tu-đạt               c. Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ-đà
  2. Vua Tần-bà-sa-la                              d. Tỳ-xá-khư
Câu 60. Tinh xá Kỳ Viên do ai cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn?
  1. Trưởng giả Tu-đạt                              c. Chỉ (a) đúng
  2. Thái tử Kỳ-đà                                     d. Cả (a) và (b) đúng
Câu 61. Tinh xá Vườn Xoài do ai cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn?
  1. Tỳ-xá-khư                                          c. Am-bà-pa-li
  2. Vua Ba-tư-nặc                                    d. Vua A-xà-thế
Câu 62. Hãy cho biết vị đệ tử cuối cùng của đức Phật là ai?
  1. Thuần-đà                                            c. Kỳ-bà
  2. Tu-bạt-đà-la                                      d. Tất cả đều sai
Câu 63. Vua Tịnh-phạn đã sai sứ giả đến thỉnh đức Phật tất cả bao nhiêu lần mới thỉnh được Ngài trở về nước?
  1. 5 lần                                                   c. 7 lần
  2. 10 lần                                                 d. Tất cả đều sai
Câu 64. Vị sứ giả có công thỉnh được Phật trở về nước tên là gì?
  1. Đề-bà-đạt-đa                                      c. Câu-hy-la
  2. Sa-nặc                                                d. Ưu-đà-di
Câu 65. Khi đức Phật lần đầu về thăm Vua Tịnh-phạn, các vương tử phát tâm xin xuất gia. Lúc ấy, có 2 người là Phật phải phương tiện bày kế tạm thời xuất gia, đó là ai?
  1. La-hầu-la và Nan-đà                        c. La-hầu-la và A-nan
  2. La-hầu-la và Đề-bà-đạt-đa                  d. Đề-bà-đạt-đa và Nan-đà
Câu 66. Khi trở về thành Ca-tỳ-la-vệ, để nhiếp phục tính kiêu căng ngã mạn của mọi người trong vương tộc Thích Ca, đức Phật đã làm gì?
    1. Thuyết bài pháp: Vô thường, Vô ngã, Không
    2. Sai tôn giả Mục-kiền-liên hiện thần thông
    3. Phật hiện thần thông bay bổng lên không trung, dùng thần lực làm cho nước và lửa cùng một lúc phát ra từ lỗ chân lông trong thân mình
    4. Tất cả đều đúng
Câu 67. Khi Vua Tịnh-phạn bệnh nặng sắp lâm chung, đức Phật đã về thăm và giảng pháp cho vua cha. Trong thời pháp này nhà vua đã chứng được thánh quả gì?
    1. Tu-đà-hoàn                                        c. Tư-đà-hàm
    2. A-na-hàm                                          d. A-la-hán
Câu 68. Ai đã kế vị sau khi Vua Tịnh-phạn băng hà?
  1. Nan-đà                                               c. Bạch-phạn vương
  2. Hộc-phạn vương                                d. Ma-ha-nam
Câu 69. Vị vua nào cùng một tuổi với đức Phật?
  1. Vua Tần-bà-sa-la                               c. Vua A-xà-thế
  2. Vua Ba-tư-nặc                                   d. Vua Tỳ-lưu-ly
Câu 70. Trong những bộ kinh Bắc truyền, chúng thường tùy theo Phật là bao nhiêu vị?
a. 1.250                                                    c. 500
b. 1.252                                                    d. 1.500
Câu 71. Trong những bộ kinh Nam truyền, chúng thường tùy theo Phật là bao nhiêu vị?
a. 8.400                                                   c. 500
b. 1.250                                                   d. 1.500
Câu 72. Sau khi thành đạo, đức Phật đã thuyết pháp độ sanh suốt quãng đời còn lại của mình. Vậy hãy cho biết thời gian cụ thể đức Phật thuyết pháp độ đời là bao lâu?
  1. 49 năm                                                c. Cả 2 đều đúng
  2. 45 năm                                                d. Cả 2 đều sai
Câu 73. Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã nhận thức ăn cúng dường cuối cùng là gì, ai là người dâng cúng?
  1. Cà-ri, ông Thuần-đà cúng                    c. Cháo nấm, ông Tu-bạt-đà-la cúng
  2. Cháo thịt bầm, ông Thuần-đà cúng     d. Cháo nấm, ông Thuần-đà cúng
          Câu 74. Hãy cho biết phương hướng chính xác về tư thế nằm của đức Phật khi nhập Niết-bàn?
  1. Ngài nằm giữa 2 cây Sa-la, đầu xoay về hướng bắc
  2. Thân mình nghiêng về phía bên phải, mặt hướng về nơi mặt trời lặn
  3. 2 chân chéo vào nhau
  4. Tất cả đều đúng
 Câu 75. Xá-lợi của đức Phật được phân chia như thế nào?
  1. Chia làm 8 phần cho 8 vị quốc vương
  2. Chia làm 3 phần cho thiên cung, long cung
  3. Chia làm 3 phần cho thiên cung, long cung và 8 vị quốc vương
  4. Chia làm 3 phần cho 8 vị quốc vương
Câu 76. Ai đã đứng ra phân chia Xá-lợi cho các vị quốc vương?
  1. Tôn giả A-nan                                    c. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp
  2. Tôn giả Xá-lợi-phất                            d. Bà-la-môn Hương Tích
Câu 77. Lời dặn dò cuối cùng của đức Thế Tôn cho đệ tử trước khi nhập Niết-bàn là gì?
  1. Tất cả các pháp hữu vi đều là vô thường như ánh chớp, như mộng huyễn bọt bóng có đó rồi mất đó. Vì thế các thầy hãy thường quán sát như thế mà lìa khỏi sanh tử, khổ đau. Hãy tinh tấn lên để giải thoát.
  2. Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi cũng tan rã. Chỉ có đạo ta là quý báu. Chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát.
  3. Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi cũng tan rã. Chỉ có đạo ta là quý báu, đạo ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát.
  4. Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi cũng tan rã. Chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát.
Câu 78. Trước lúc nhập Niết-bàn, đức Phật đã dạy tôn giả A-nan những gì? 
  1. Hãy lấy giới luật làm thầy; nương vào ánh sáng của Chánh pháp và ánh sáng của chính mình mà đi
  2. Hãy nương tựa vào Tứ niệm xứ và dùng phương pháp làm lơ, không giao thiệp cãi vả mà điều phục kẻ dữ
  3. Khi kết tập kinh điển phải bắt đầu bằng câu “Như thị ngã văn”
  4. Tất cả đều đúng
Câu 79. Khi hay tin đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, tất cả đệ tử ai cũng không vui nhưng có 1 người rất vui mừng vì từ đây được tự do, không còn bị ràng buộc, vị đó là ai?
a. Bạt-nan-đà                                        c. Đề-bà-đạt-đa
b. Ang-gu-li-ma-la                                  d. Tu-bạt-đà-la
Câu 80. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
a. Bậc Năng Nhơn Tịch Mặc
b. Nhà hiền triết Thích Ca
c. Bậc thông thái
d. Tất cả đều đúng
Câu 81. Tướng nào sau đây không nằm trong 32 tướng tốt của đức Phật?
  1. Đỉnh đầu có nhục kế                          c. Lỗ tai dài
  2. Có 40 cái răng                                    d. Tướng mã âm tàng
Câu 82. Tướng nào sau đây nằm trong 32 tướng tốt của đức Phật?
  1. Tướng bàn chân bằng phẳng          c. Tướng đi như ngỗng chúa
  2. Tướng vân tay không đứt                   d. Tướng bụng thon, rốn không lồi
Câu 83. Phật-đà là danh từ được phiên âm từ chữ nào dưới đây?
  1. Bouddha                                            c. Cả (a) và (b) đều sai
  2. Buddha                                              d. Cả (a) và (b) đều đúng
Câu 84. Đức Phật đã dành thời gian 12 năm để nói kinh nào?
  1. Vu Lan                                               c. Bát Nhã
  2. A-hàm                                               d. Pháp Hoa
Câu 85. Đức Phật đã dành thời gian 8 năm để nói kinh nào?
  1. Phương Đẳng                                     c. Chỉ (a) đúng
  2. Pháp Hoa, Niết Bàn                           d. Cả (a) và (b) đều đúng
Câu 86. Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong thời gian bao lâu?
  1. 7 ngày                                                c. 12 năm
  2. 21 ngày                                              d. 22 năm
Câu 87. Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn khoảng thời gian bao lâu các vị thánh đệ tử tổ chức Đại hội Kết tập kinh điển?
a. 1 tháng                                                c. 3 tháng
b. 5 tháng                                                d. 7 tháng
Câu 88. Trong kỳ Kết tập kinh điển lần thứ nhất, tôn giả Ưu-ba-ly được chỉ định trùng tuyên lại những giới luật mà đức Phật đã chế khi còn trụ thế. Vậy tôn giả đã trùng tuyên lại bao nhiêu lần để cho đại chúng nghe?
a. 1 lần duy nhất                                    c. Không đếm kể
b. 80 lần                                                d. 49 lần
Câu 89. Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ nhất được tổ chức tại đâu, do ai bảo trợ?
a. Tại ngoại ô thành Tỳ-xá-ly, do Vua A-xà-thế bảo trợ
b. Tại núi Kê Túc, do Vua A-xà-thế bảo trợ
c. Tại hang Thất Diệp, do Vua A-xà-thế bảo trợ
d. Tại thành Hoa Thị, do Vua A-so-ka bảo trợ
Câu 90. Trong kỳ Kết tập kinh điển lần thứ nhất, tôn giả nào đã trùng tụng kinh tạng?
    1. Ma-ha Ca-diếp                                   c. A-nan
    2. Tu-bồ-đề                                            d. Tất cả đều sai
Câu 91. Đức Phật đã truyền Y bát cho ai để làm Tổ đầu tiên sau khi Ngài nhập Niết-bàn?
    1. Tôn giả Xá-lợi-phất                          c. Tôn giả Mục-kiền-liên
    2. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp                   d. Tôn giả A-nan
Câu 92. Trước khi quy y Phật, tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thuộc phái nào?
  1. Bà-la-môn                                         c. Ni-kiền-tử
  2. Số luận                                              d. San-xà-da Tỳ-la-chi-tử
Câu 93. Sau khi xuất gia bao lâu, tôn giả Xá-lợi-phất chứng thánh quả A-la-hán?
  1. Khi Phật nói “Thiện lai Tỳ-kheo”     c. 1 tuần
  2. 4 tháng                                             d. 3 ngày
Câu 94. Trong Thập đại đệ tử, tôn giả nào được tôn xưng là “Trì giới đệ nhất”?
a. Xá-lợi-phất                                        c. A-nan
b. Phú-lâu-na                                         d. Ưu-ba-ly
          Câu 95. Trước khi xuất gia, tôn giả Ưu-ba-ly làm nghề gì?
  1. Hốt phân                                            c. Hớt tóc
  2. Chăn cừu                                            d. Đánh giày
Câu 96. Trong Thập đại đệ tử, tôn giả nào được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”?
a. La-hầu-la                                          c. Mục-kiền-liên
b. A-na-luật                                           d. Ưu-ba-ly
Câu 97. Sau khi đức Phật trở về Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha và gia quyến, các vương tử lần lượt xin Phật xuất gia, dự vào hàng ngũ Tăng đoàn. Trong đó, La-hầu-la cũng theo Phật xuất gia. Lúc ấy, La-hầu-la được bao nhiêu tuổi?
  1. 7 tuổi                                                c. 13 tuổi
  2. 9 tuổi                                                d. 10 tuổi
Câu 98. Tôn giả La-hầu-la còn có tên gọi là gì?
  1. Cát Tường                                         c. Phú Chướng
  2. Phú Tử                                              d. Trường Trảo
Câu 99. Đức Phật đã dạy ai làm thầy của La-hầu-la?
  1. Tôn giả Mục-kiền-liên                       c. Tôn giả A-nan
  2. Tôn giả Xá-lợi-phất                         d. Tôn giả Nan-đà
Câu 100. Tôn giả A-nan chứng quả vị A-la-hán khi nào?
a. Khi mới xuất gia                               
b. Khi đức Phật sắp nhập Niết-bàn
c. Khi làm thị giả cho đức Phật             
d. Khi chuẩn bị Đại hội Kết tập kinh điển lần 1
Câu 101. Tôn giả A-nan còn có tên gọi là gì?
  1. Đại Phú                                             c. Hỷ Khánh
  2. Khánh Túc                                        d. Khánh Hỷ
Câu 102. Vị tôn giả nào không nằm trong Thập đại đệ tử?
  1. Nan-đà Ca-diếp                               c. Ma-ha Ca-diếp
  2. Tu-bồ-đề                                           d. Phú-lâu-na
Câu 103. Tôn giả nào được tôn xưng là “Giải không đệ nhất”?
  1. A-na-luật                                           c. Tu-bồ-đề
  2. A-nan                                                d. Phú-lâu-na
Câu 104. Tôn giả nào nằm trong Thập đại đệ tử?
  1. Câu-hy-la                                          c. Tu-bồ-đề
  2. Vô Não                                             d. Đề-bà-đạt-đa
  Câu 105. Tôn giả nào tu khổ hạnh (hạnh Đầu đà) số một trong các đệ tử Phật?
  1. Ma-ha Ca-diếp                                 c. Câu-hy-la
  2. Thập-lực Ca-diếp                              d. Tu-bồ-đề
   Câu 106. Vì quyết chí tinh tấn tu hành suốt nhiều đêm không ngủ, ít lâu sau tôn giả A-na-luật bị gì?
  1. Mù cả 2 mắt                                     c. Chứng được thánh quả
  2. Được thiên nhãn thông                      d. Tất cả đều sai
   Câu 107. Tôn giả Phú-lâu-na trước khi xuất gia làm nghề gì?
  1. Bà-la-môn                                         c. Lái buôn
  2. Quan đại thần                                   d. Nô lệ trong hoàng cung
  Câu 108. Phú-lâu-na là tên gọi vắn tắt của?
  1. Phú-lâu-na Đa-la-ni-tử                      c. Phú-lâu-na- ni-tử
  2. Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử                d. Phú-lâu-na Di-ba-đa-la-ni-tử
Câu 109. Ngài Mục-kiền-liên chết trong trường hợp nào?
  1. Sau khi ngài Xá-lợi-phất mất và được tin Phật sẽ nhập Niết-bàn sau ba tháng nên Ngài buồn mà nhập định thị tịch luôn
  2. Trên đường đi giáo hóa, Ngài bị bọn Lõa hình ngoại đạo giết chết
  3. Bị Đề-bà-đạt-đa xúi A-xà-thế thả voi điên ra quật chết
  4. Tất cả đều sai
Câu 110. Tôn giả Ca-chiên-diên có biệt tài dùng lời nói đơn giản, lý luận sắc bén để nhiếp hóa người khác, nên được tôn là?
  1. Thuyết pháp đệ nhất                          c. Luận nghị đệ nhất
  2. Giải không đệ nhất                             d. Mật hạnh đệ nhất
Câu 111. Đại Ái Đạo là tên gọi của ai khi xuất gia làm đệ tử Phật?
    1. Am-bà-pa-li                                        c. Da-du-đà-la
    2. Liên Hoa Sắc                                      d. Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề
Câu 112. Người đệ tử nhiều lần âm mưu giết hại đức Phật là ai?
  1. Đề-bà-đạt-đa                                     c. A-na-luật
  2. A-nan                                                 d. Vô Não
Câu 113. Vị Tổ sư nào khai sáng ra hệ phái Khất sĩ Phật giáo Việt Nam?
  1. Tổ Bồ-đề-đạt-ma                                c. Tổ Huệ Năng
  2. Tổ Mã Minh                                       d. Tổ sư Minh Đăng Quang
Câu 114. Hệ phái Khất sĩ Phật giáo có từ năm nào?
    1. Năm 1957                                          c. Năm 1944
    2. Năm 1924                                          d. Năm 1932
Câu 115. Hệ phái Khất sĩ hình thành từ nước nào?
    1. Campuchia                                         c. Ấn Độ
    2. Việt Nam                                           d. Thái Lan
Câu 116. Trú xứ của các sư Khất sĩ sinh hoạt và tu tập gọi là gì?
  1. Thiền viện                                          c. Chùa
  2. Tinh xá                                              d. Tự viện
Câu 117. Hệ phái Khất sĩ phát triển mạnh ở miền nào?
  1. Miền nam                                           c. Miền trung
  2. Khu vực cao nguyên                           d. Tất cả đều đúng
Câu 118. Kiến trúc chánh điện của hệ phái Khất sĩ được xây dựng theo hình bát giác tượng trưng cho ý nghĩa gì?
  1. Bát chánh đạo                                   c. Bát công đức thủy
  2. Bát quan trai giới                               d. Bát bộ chúng
Câu 119. Tổ sư Minh Đăng Quang đi tầm đạo ở nước nào?
  1. Thái Lan                                             c. Lào
  2. Campuchia                                        d. Miến Điện
Câu 120. Tổ sư Minh Đăng Quang đi tầm đạo năm bao nhiêu tuổi?
  1. 12 tuổi                                                c. 13 tuổi
  2. 14 tuổi                                                d. 15 tuổi
Câu 121. Tổ sư Minh Đăng Quang chứng đạo năm bao nhiêu tuổi?
  1. 30 tuổi                                                c. 20 tuổi
  2. 22 tuổi                                               d. 28 tuổi
 Câu 122. Tổ sư Minh Đăng Quang chứng đạo ở nơi nào?
  1. Vùng núi Thất sơn                             c. Mũi Nai – Hà Tiên
  2. Trà Vinh                                            d. Vĩnh Long
Câu 123. Hãy cho biết chính xác thời gian Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng?
  1. Ngày 1 tháng 3 năm Giáp Ngọ          c. Ngày 10 tháng 2 năm Giáp Ngọ
  2. Ngày 1 tháng 1 năm Giáp Ngọ          d. Ngày 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ
Câu 124. Đạo trong Phật Học Phổ Thông có nghĩa là gì?
  1. Đạo là con đường                               c. Đạo là bổn phận, là bản thể
  2. Đạo là lý tánh tuyệt đối                     d. Tất cả đều đúng
Câu 125. “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” là câu nói của ai?
  1. Đức Phật                                             c. Khổng Tử
  2. Lão Tử                                                d. Phật hoàng Trần Nhân Tông
Câu 126. “Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật, A-hàm thập nhị Phương Đẳng bát (…) Pháp Hoa, Niết-bàn cộng bát niên”. Hãy chọn câu đúng điền vào chỗ trống (...)
a. Nhị thập nhị niên Bát-nhã đàm         c. Tam thập nhị niên Bát-nhã đàm
b. Nhị thập tam niên Bát-nhã đàm           d. Nhị thập tứ niên Bát-nhã đàm    
Câu 127. Người đời thường ham muốn những gì?
a. Tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ
b. Tiền của, sắc đẹp, danh vọng
c. Tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon
d. Tiền của, địa vị, sắc đẹp, ăn ngon, mặc đẹp
Câu 128. Đức Phật đã ví: “Ba cõi không an giống như nhà lửa” trong kinh nào?
a. Kinh Pháp Hoa                                 c. Kinh Tứ Thập Nhị Chương
b. Kinh Kim Cang                                d. Kinh Di Giáo
Câu 129. “Lưỡng túc tôn” có nghĩa là gì?
a. Bậc tài đức vẹn toàn
b. Bậc có phúc đức và trí tuệ viên mãn
c. Bậc có trí tuệ đầy đủ                        
d. Bậc tôn kính có đầy đủ 2 chân
Câu 130. Tam bảo gồm mấy bậc?
a.  Ba bậc: Đồng thể Tam bảo, Thế gian Tam bảo và Xuất thế gian trụ trì tam bảo
b.  Hai bậc: Xuất thế gian Tam bảo và Thế gian trụ trì Tam bảo
c.  Ba bậc: Đồng thể Tam bảo, Xuất thế gian Tam bảo và Thế gian trụ trì Tam  bảo
d.  Ba bậc: Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo
Câu 131. Đồng thể Phật bảo là gì?
  1. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một đức tánh từ bi, bình đẳng
  2. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh sáng suốt
  3. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh thanh tịnh; sự, lý hòa hợp
  4. Tất cả đều đúng
Câu 132. Đồng thể Pháp bảo là gì?
  1. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một đức tánh từ bi, bình đẳng
  2. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh sáng suốt
  3. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh thanh tịnh; sự, lý hòa hợp
  4. Tất cả đều đúng
Câu 133. Đồng thể Tăng bảo là gì?
  1. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một đức tánh từ bi, bình đẳng
  2. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh sáng suốt
  3. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh thanh tịnh; sự, lý hòa hợp
  4. Tất cả đều đúng
Câu 134. Xuất thế gian Phật bảo là gì?
  1. Là chỉ cho Xá-lợi Phật, tranh ảnh tượng Phật
  2. Là chỉ cho các đức Phật đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian
  3. Là chỉ cho chư Phật và chúng sanh cùng một thể tánh sáng suốt
  4. Tất cả đều đúng
Câu 135. Xuất thế gian Pháp bảo là gì?
  1. Là chỉ cho chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian
  2. Là chỉ cho chúng sanh và chư Phật cùng một thể tánh sáng suốt
  3. Là chỉ cho Kinh, Luật, Luận
  4. Tất cả đều đúng
Câu 136. Xuất thế gian Tăng bảo có nghĩa là gì?
  1. Là chỉ cho các vị xuất gia tu hành, thọ trì giới pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni
  2. Là chỉ cho các bậc thánh Tăng như là: Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, A-nan
  3. Là chỉ cho các bậc thánh Tăng đã thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian
  4. Tất cả đều đúng
Câu 137. Thế gian trụ trì Phật bảo là gì?
  1. Là chỉ cho các đức Phật như Dược Sư, Tỳ-lô-giá-na v.v…
  2. Là chỉ cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni
  3. Là chỉ cho tượng Phật, Xá-lợi Phật, tranh ảnh Phật
  4. Tất cả đều đúng
Câu 138. Thế gian trụ trì Tăng bảo là gì?
  1. Là chỉ cho các vị Tỳ-kheo phá giới, phạm trai trong hiện tại
  2. Là chỉ cho các vị Tỳ-kheo tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại
  3. Là chỉ cho các vị thánh Tăng đã lìa khỏi sự ràng buộc phiền não, khổ đau trong thế gian
  4. Tất cả đều đúng
Câu 139. Tăng bảo có nghĩa là gì?
    1. Đấng giác ngộ và giải thoát hoàn toàn
    2. Những lời dạy của Phật, đạo tỉnh thức, con đường của tình thương và hiểu biết
    3. Đoàn thể của những người nguyện luôn sống đời tỉnh thức
    4. Tất cả đều đúng
Câu 140. Tăng là một đoàn thể từ 4 người trở lên, giữ gìn giới luật và sống trong tinh thần lục hòa. Vậy lục hòa gồm những gì?
  1. Thân hòa cùng ở chung, lời nói hòa hợp không tranh cãi, ý hòa cùng vui, lợi hòa cùng phân chia đều, ngôn từ cùng hòa nhã, giới hòa cùng tu tập.
  2. Thân hòa cùng ở chung, lời nói hòa hợp không tranh cãi, ý hòa cùng vui, lợi hòa cùng phân chia đều, thời khóa cùng chia tu tập, giới hòa cùng tu tập.
  3. Thân hòa cùng ở chung, lời nói hòa hợp không tranh cãi, ý hòa cùng vui, thời khóa cùng nhau tụng niệm, thấy biết giải bày cho nhau hiểu, giới hòa cùng tu tập.
  4. Thân hòa cùng ở chung, lời nói hòa hợp không tranh cãi, ý hòa cùng vui, lợi hòa cùng phân chia đều, thấy biết giải bày cho nhau hiểu, giới hòa cùng tu tập.
Câu 141. Quy y Tam bảo nghĩa là gì?
  1. Ba ngôi quý báu nhất trên đời là Phật, Pháp, Tăng
  2. Trở về nương tựa 3 ngôi quý báu nhất trên đời là Phật, Pháp, Tăng
  3. Tất cả đều sai
  4. Tất cả đều đúng
Câu 142. Đệ tử quy y Phật rồi nguyện trọn đời không quy y?
  1. Ngoại đạo, tà giáo, thiên, thần           c. Thiên, thần, ác đảng, quỷ, vật
  2. Thiên, thần, quỷ, vật                        d. Thiên, thần, bạn ác
Câu 143. Đệ tử quy y Pháp rồi nguyện trọn đời không quy y?
  1. Kinh điển ngoại đạo                           c. Kinh Vệ-đà
  2. Tà giáo, bùa chú                                 d. Ngoại đạo, tà giáo
Câu 144. Đệ tử quy y Tăng rồi nguyện trọn đời không quy y?
a.  Ác đảng                                              c. Cả 2 đều sai
b.  Tổn hữu                                             d. Cả 2 đều đúng
Câu 145. Đã quy y Pháp thì sẽ không bị đọa vào?
  1. Ngạ Quỷ                                            c. Địa Ngục
  2. Súc Sinh                                             d. Tu La
Câu 146. Hàng Phật tử tại gia được thọ trì gìn giữ bao nhiêu loại giới, đó là gì?
a. 4 loại giới, đó là: Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới, Bồ tát tại gia giới
b. 3 loại giới, đó là: Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới
c. 2 loại giới, đó là: Ngũ giới, Bát quan trai giới
d. Tất cả đều sai
Câu 147. Thế nào là Lý quy y Tam bảo?
  1. Là quay về nương tựa tự tánh sáng suốt, kinh điển Phật nói và những vị thánh Tăng
  2. Là quay về nương tựa đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni; những đức tánh lương thiện và các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni đang hiện hữu trong cuộc đời
  3. Là quay về nương tựa tự tánh sáng suốt; tánh đức từ bi, hỷ xả; hòa hợp thanh tịnh của bản tâm mình
  4. Là quay về nương tựa nơi tự tánh sáng suốt; tánh đức từ bi, hỷ xả và thường lạc bình yên trong tự tâm của mình
Câu 148. Thế nào là Sự quy y Tam bảo?
  1. Là quay về nương tựa tự tánh sáng suốt; tánh đức từ bi, hỷ xả; hòa hợp thanh tịnh của bản tâm mình.
  2. Là quay về nương tựa, cung kính thờ hình tượng Phật, phát nguyện giữ giới, tụng kinh niệm Phật và kính trọng Tăng, Ni người thay thế đức Phật lan toả giáo pháp trong thế gian.
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai
Câu 149. Sau khi được thọ Tam quy, Phật tử nên làm gì?
a. Niệm Phật tinh tấn, thực hành lời Phật dạy
b. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh
c. Thường bái sám, tụng kinh để mở mang trí tuệ
d. Tất cả đều đúng
Câu 150. Trước và khi quy y Tam bảo để tỏ lòng thành kính, thiết tha và thành tựu thì Phật tử cần phải làm gì?
  1. Tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề
  2. Đối trước Tam bảo phát nguyện và cầu xin được sám hối những tội lỗi cho 3 nghiệp được thanh tịnh
  3. Cung kính tôn trọng đối với vị Bổn sư quy y, truyền giới cho mình
  4. Tất cả đều đúng
Câu 151. Khi Phật tử quy y sẽ được nhận tấm phái quy y Tam bảo, tấm phái quy y này để làm gì?
  1. Để xác nhận một ngày quan trọng trong đời mình được trở về nương tựa 3 ngôi báu
  2. Tấm bùa hộ mạng để giúp mình vượt qua tai nạn, bệnh tật
  3. Để thức tỉnh tâm hồn khi nhìn vào tấm phái mà quay về chánh niệm nơi tự thân
  4. Cả (a) và (c) đều đúng
Câu 152. Ba tạng Kinh, Luật, Luận gọi chung là Pháp. Vậy Phật tử hãy cho biết Pháp tiếng Phạn là?
  1. Dhama                                               c. Dhamar
  2. Drahma                                              d. Dharma
Câu 153. Tăng hay Tăng-già, Hán dịch là hòa hợp chúng, được phiên âm từ tiếng Phạn là?
  1. Shanga                                              c. Shagan
  2. Sangha                                               d. Tất cả đều sai
Câu 154. Tự giác viên mãn nghĩa là gì?
a. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ
b. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập
c. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh
d. Giác ngộ do phước huệ đời trước
Câu 155. Giác tha viên mãn nghĩa là gì?
a. Chỉ cách giác ngộ cho người khác
b. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ
c. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ
d. Cả (a) và (b) đúng 
Câu 156. Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên gì?
a. Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến
b. Khai thị chúng sanh nhập tri kiến Phật
c. Khai thị chúng sanh tỏ mê khai ngộ
d. Tất cả đều sai
Câu 157. Đức Phật dạy: “Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật dính trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm phải bị cái họa đứt lưỡi” được trích trong kinh nào?
  1. Kinh Di Giáo                                      c. Kinh Bát Đại Nhân Giác
  2. Kinh Tứ Thập Nhị Chương             d. Kinh Phước Đức
Câu 158. Đức Phật dạy: “Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay”, được trích trong kinh nào?
  1. Kinh Nhân Quả Báo Ứng                 c. Kinh Tứ Thập Nhị Chương
  2. Kinh Phước Đức                                d. Kinh Di Giáo
Câu 159. Người xưa thường nói “Vật bất ly thân, tiền tài là…”?
  1. Khúc ruột                                           c. Huyết mạch
  2. Cuộc sống                                          d. Tất cả đều sai
Câu 160. Trong 5 giới của người Phật tử tại gia giới nào là giá giới?
a.  Giới nói dối                                        c. Giới sát sanh
b.  Giới uống rượu                                 d. Giới trộm cướp
Câu 161. Những trường hợp nào cũng bị xem là phạm tội sát sanh?
  1. Nhờ người khác giết                           c. Tự tử
  2. Phá thai khiến thai nhi chết                d. Tất cả đều đúng
Câu 162. Sát sanh thì trái ngược với pháp Ba-la-mật nào của Bồ tát?
  1. Hỷ xả, buông bỏ                                c. Từ bi, vô úy thí
  2. Nhẫn nhục, nhu hòa                           d. Tất cả đều đúng
Câu 163. Hội đủ những điều kiện nhân duyên nào thì bị kết thành tội phạm giới sát sanh?
  1. Là chúng sanh, biết đó là chúng sanh, khởi tâm giết hại
  2. Giết bằng phương tiện thân hay khẩu
  3. Đoạn mạng sống
  4. Tất cả đều đúng
Câu 164. Giết cha mẹ, giết A-la-hán thì phạm tội gì?
  1. Tội tử hình                                         c. Tội tù chung thân
  2. Tội nặng                                             d. Tội nghịch
 Câu 165. Giết người thì phạm tội gì?
  1. Tội nặng                                            c. Tội nghịch
  2. Tội nhẹ                                               d. Tội cực nặng
Câu 166. Giết súc sanh thì phạm tội gì?
  1. Tội nặng                                             c. Tội nghịch
  2. Tội nhẹ                                              d. Tội cực nhẹ
Câu 167. Bậc Bồ-tát đôi khi chấp nhận phạm giới sát sanh, bởi vì lý do gì?
  1. Vì đối tượng quá ác                           
  2. Vì đối tượng phạm quá nhiều tội lỗi
  3. Vì tâm từ bi, cứu giúp nhiều người 
  4.  Tất cả đều sai
Câu 168. Trường hợp nào tuy giết người nhưng không bị kết tội phạm giới sát sanh?
  1. Người đang bị kết án tử hình hoặc tù chung thân
  2. Người đang bị tước quyền công dân
  3. Người bị cuồng tâm, loạn trí
  4. Tất cả đều đúng
Câu 169. Người giữ gìn giới sát sẽ được những điều lợi ích gì?
  1. Có thiện cảm với chúng sanh, tâm từ tăng trưởng, phiền não giảm bớt, dứt hẳn tập khí sân hận
  2. Ít bệnh, sống lâu, quỷ thần hộ vệ, không gặp ác mộng, cuộc sống an vui, diệt trừ oán thù trói buộc
  3. Đời vị lai giàu có tự tại, chết được sanh cõi lành
  4. Tất cả đều đúng
Câu 170. Đức Phật cấm sát sanh có nhiều lý do nhưng tựu chung lại lý do chính là gì?
  1. Tôn trọng sự công bằng, tôn trọng Phật tánh bình đẳng
  2. Nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh quả báo oán thù
  3. Câu (a) hoặc (b) đúng
  4. Cả (a) và (b) đúng
Câu 171. Lợi ích của việc không sát sanh gồm những gì?
  1. Trong lòng không bứt rứt, hối hận, thân tâm nhẹ nhàng, giấc ngủ an lành, nét mặt hiền từ trong sáng
  2. Thế giới không có chiến tranh và thoát khỏi mọi sự buộc ràng đau khổ của sanh tử luân hồi
  3. Câu (a) hoặc (b) đúng
  4. Cả (a) và (b) đúng
Câu 172. Trong khi giữ giới sát, Phật tử cần nên đề phòng những gì?
  1. Giao du với bạn bè xấu ác dễ bị xúi giục làm chuyện phi pháp
  2. Không để cho ác ý sanh khởi, tránh huân tập sự giết hại
  3. Thấy người giết sanh lòng vui mừng, phấn khởi
  4. Cả (a) và (c) đúng
Câu 173. Những hình thức nào dưới đây nếu làm cũng bị phạm giới sát sanh?
  1. Thấy giết mà làm ngơ                         c. Khen ngợi, khuyến khích sự giết
  2. Phương tiện xúi người giết                  d. Cả (b) và (c) đúng
Câu 174. Tại sao đức Phật lại chế giới sát sanh đầu tiên mà không phải là giới tà dâm cho Phật tử tại gia?
  1. Vì đức Phật chế giới là tùy phạm tùy chế
  2. Vì đức Phật cho phép Phật tử được chánh dâm
  3. Vì sự sống, sanh mạng là thứ quý giá nhất của tất cả chúng sanh
  4. Tất cả đều đúng
Câu 175. Lợi ích của việc không trộm cướp là gì?
  1. Đời sống an ổn, không bị giam cầm tù tội, được người khác tin tưởng, gia đình được ấm êm hạnh phúc, hiển vinh
  2. Đất nước thái bình không còn tù tội, nhà nhà được an vui, tối không cần đóng cửa, vật đánh rơi không mất
  3. Cả (a) và (b) đúng
  4. Câu (a) hoặc (b) đúng
Câu 176. Thế nào gọi là trộm cướp?
  1. Tài sản, vật chất thuộc sở hữu của người khác thỏa thuận đồng ý dâng cho mình
  2. Tài sản, vật chất thuộc sở hữu của người khác tự nguyện dâng cho mình
  3. Tài sản, vật chất thuộc sở hữu của người khác, cưỡng ép hoặc người không ưng thuận mà chiếm lấy bằng nhiều hình thức khác nhau
  4. Cả (a) và (b) đúng
Câu 177. Trộm cướp thì trái ngược với pháp Ba-la-mật nào của Bồ tát?
  1. Bố thí Ba-la-mật                               c. Nhẫn nhục Ba-la-mật
  2. Thiền định Ba-la-mật                         d. Tinh tấn Ba-la-mật
Câu 178. Hội đủ những điều kiện nhân duyên nào thì bị kết thành tội phạm giới trộm cướp?
  1. Vật có chủ, có giá trị, biết rõ vật đó có chủ
  2. Có tâm trộm cướp
  3. Tự mình lấy, bảo người lấy, vật bị di dời khỏi chỗ cũ
  4. Tất cả đều đúng
Câu 179. Trộm cướp vật của 10 phương Tăng, hiện tiền Tăng thì bị phạm tội gì?
  1. Tội nhẹ                                              c. Tội nặng
  2. Tội cực nặng                                    d. Tội cực nhẹ
Câu 180. Như thế nào gọi là tà dâm?
  1. Quan hệ lén lút với người khác (cùng phái hoặc khác phái) trong khi đã có gia đình hoặc có hôn thú.
  2. Quan hệ phi thời, phi đạo với người có hôn thú với mình
  3. Chơi bời lả lơi, phóng túng đắm mê sắc dục, nghĩ ngợi bất chánh
  4. Tất cả đều đúng
 Câu 181. Đức Phật cấm tà dâm vì những lý do gì?
  1. Tôn trọng sự công bằng, tránh quả báo oán thù xấu xa, bảo vệ hạnh phúc gia đình
  2. Tổn giảm tuổi thọ, mất uy tín
  3. Tránh viêm nhiễm, lây lan các bệnh nan y
  4. Bảo vệ hạnh phúc gia đình, tôn trọng sự công bằng, tránh bệnh tật hiểm nghèo
Câu 182. Trong kinh Thập Thiện, đức Phật dạy người thế gian mà không tà dâm thì được mấy điều lợi ích, đó là gì?
  1. 4 điều, gồm: Thân thể khỏe mạnh, sinh lực đầy đủ, mắt sáng, chết sanh về cõi lành
  2. 4 điều, gồm: Sáu căn vẹn toàn, được người kính trọng, thân thể cường tráng, đoạn trừ phiền não khuấy nhiễu                
  3. 4 điều, gồm: Sáu căn vẹn toàn, được người kính trọng, đoạn trừ phiền não khuấy nhiễu, tình duyên trọn đời không bị xâm phạm
  4. 4 điều, gồm: Sáu căn vẹn toàn, được người kính trọng, đoạn trừ phiền não khuấy nhiễu, chết được sanh thiên
Câu 183. Hội đủ những điều kiện nhân duyên nào thì bị kết thành tội phạm giới tà dâm?
  1. Là chúng sanh, đúng cảnh ngộ
  2. Có nhiễm tâm
  3. Thực hiện qua các đường: đại, tiểu, miệng và thực hiện xong (nhập, trụ, xuất)
  4. Tất cả đều đúng
Câu 184. Những trường hợp nào tuy hành dâm mà không bị kết thành tội phạm giới tà dâm?
  1. Khi đang ngủ mê man không biết việc đó
  2. Không cảm giác thọ lạc như bị cưỡng bức
  3. Không có ý dâm
  4. Tất cả đều đúng
Câu 185. Vọng ngữ có mấy loại, gồm những loại nào?
  1. 4 loại; gồm: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời ác khẩu
  2. 4 loại; gồm: nói thêu dệt, nói lời ái ngữ, nói lưỡi đôi chiều, nói dối
  3. 4 loại; gồm: nói bóng gió, nói ái ngữ, nói hung ác, nói dối
  4. Tất cả đều sai
Câu 186. Thế nào gọi là nói thêu dệt?
  1. Nói không đúng sự thật, thêm mắm dặm muối
  2. Dùng lời bóng bẩy văn chương để làm loạn tâm, sanh phiền não
  3. Lên xuống giọng điệu khiến người êm tai mà mềm lòng để làm những chuyện phi nghĩa, phi pháp
  4. Tất cả đều đúng
Câu 187. Thế nào là nói lưỡi đôi chiều?
  1. Cùng 1 câu chuyện, 1 sự việc đi nói hết cho người này đến người khác nghe làm náo loạn lên
  2. Đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người nọ khiến cho đôi bên mâu thuẫn, thù oán, chống trái nhau
  3. Thường hay kể lể chuyện riêng tư, cá nhân của người này, người kia cho người khác nghe
  4. Tất cả đều sai
Câu 188. Thế nào là nói lời ác khẩu?
  1. Chuyện có nói không, chuyện không nói có, thêm bớt khiến cho người phiền lòng
  2. Nói ngọt ngào, tâng bốc người mà mình ưa thích với mục đích nịnh nọt, bợ đở để họ quan tâm, chiếu cố đến mình
  3. Thốt ra những lời nói chua cay, sắc nhọn, độc địa, thô tục khiến cho người nghe đau khổ, buồn rầu, sợ hãi
  4. Tất cả đều sai
Câu 189. Như thế nào gọi là nói dối?
  1. Thốt ra những lời nói chua cay, sắc nhọn, độc địa, thô tục khiến cho người nghe đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.
  2. Đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người nọ khiến cho đôi bên mâu thuẫn, thù oán, chống trái nhau.
  3. Thường hay kể lể chuyện riêng tư, cá nhân của người này, người kia cho người khác nghe.
  4. Chuyện có nói không, chuyện không nói có, đặt điều đặt chuyện, lời nói trước sau bất nhất, mâu thuẫn, khen trước mặt chê sau lưng khiến cho người sanh lòng phiền hoặc khổ não.
Câu 190. Người thường xuyên nói lời không thật sẽ chịu hậu quả thế nào?
  1. Được người yêu thương, gần gũi, tin cậy, chết được sanh lên cõi trời
  2. Người khác xa lánh, đánh mất niềm tin và sự uy tín của mình, không còn ai tin tưởng, bị người dối gạt, bản thân và gia đình luôn sống trong trạng thái bất an, xa lìa chánh đạo.
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai
Câu 191. Trường hợp nào nói dối mà không phạm tội?
  1. Nói dối vì lòng tham                          c. Nói dối vì lòng sân
  2. Nói dối vì si mê                                  d. Nói dối vì lòng từ bi
Câu 192. Hội đủ những điều kiện nhân duyên nào thì bị kết thành tội phạm giới vọng ngữ?
  1. Là chúng sanh, biết rõ đối tượng mà mình muốn nói
  2. Khởi tâm dối lừa, che giấu sự thật
  3. Lời nói rõ ràng và người nghe hiểu rõ
  4. Tất cả đều đúng
 Câu 193. Nói dối mình đã chứng thánh quả A-la-hán thì phạm tội gì?
  1. Tội nặng, đại vọng ngữ                    c. Tội nhẹ
  2. Tội cực nhẹ                                         d. Tội nghịch
Câu 194. Pháp mà nói là phi pháp, phi pháp mà nói là pháp cùng với phá Yết-ma Tăng, chuyển pháp luân Tăng thì phạm tội gì?
  1. Tội nặng, đại vọng ngữ                      c. Tội nhẹ
  2. Tội cực nhẹ                                         d. Tội nghịch
Câu 195. Đức Phật cấm uống rượu vì lý do gì?
  1. Say xỉn bê tha, dễ gây ra tai nạn, bệnh tật nguy hiểm
  2. Bạo lực gia đình, đánh đập vợ con, gây mất trật tự an ninh xã hội
  3. Bảo toàn hạt giống trí tuệ và ngăn ngừa những nguyên nhân gây ra các tội lỗi
  4. Trở thành con người thừa thải và là gánh nặng của xã hội
Câu 196. Đức Phật dạy người uống rượu sẽ bị 10 điều hại, đó là những điều gì?
  1. Của cải rơi mất, tăng trưởng lòng giết hại, trí tuệ kém dần, sự nghiệp chẳng thành, thân tâm nhiều khổ, kết mối oán thù, thân hay tật bệnh, phước đức tiêu mòn, tuổi thọ giảm bớt, mạng chung đọa địa ngục.
  2. Của cải rơi mất, tăng trưởng lòng giết hại, trí tuệ kém dần, sự nghiệp chẳng thành, thân tâm nhiều khổ, bất an sợ hãi, tâm hay sân hận, phước đức tiêu mòn, tuổi thọ giảm bớt, mạng chung đọa địa ngục.
  3. Của cải rơi mất, tăng trưởng lòng giết hại, trí tuệ kém dần, sự nghiệp chẳng thành, thân tâm nhiều khổ, thân hay tật bệnh, tâm hay sân hận, phước đức tiêu mòn, tuổi thọ giảm bớt, mạng chung đọa địa ngục.
  4. Tất cả đều sai
Câu 197. Hội đủ những điều kiện nhân duyên nào thì bị kết thành tội phạm giới uống rượu?
  1. Đó là rượu, nghĩ tưởng là rượu         
  2. Khởi tâm muốn uống, uống khi không có bệnh
  3. Cho vào miệng qua cổ họng
  4. Tất cả đều đúng
Câu 198. Trường hợp nào uống rượu mà không bị kết tội phạm giới?
  1. Thử thách, thi thố xem ai uống được nhiều hơn
  2. Khi có bệnh mà thầy thuốc bảo cần phải có rượu mới có thể điều trị được bệnh
  3. Cả 2 đều đúng
  4. Cả 2 đều sai
Câu 199. Lợi ích của việc giữ giới không uống rượu là gì?
  1. Tâm trí sáng suốt, điềm tỉnh, an ổn
  2. Khéo giữ gìn 4 trọng giới, không phạm các tội lỗi do uống rượu gây ra
  3. Đời vị lai sanh vào các cõi lành
  4. Tất cả đều đúng
Câu 200. Uống rượu thì trái ngược với pháp Ba-la-mật nào của Bồ tát?
  1. Trí tuệ Ba-la-mật                             c. Thiền định Ba-la-mật
  2. Nhẫn nhục Ba-la-mật                        d. Bố thí Ba-la-mật


Hãy tinh tấn lên để giải thoát!





PHẦN B. CÂU HỎI TỰ LUẬN
 
Câu 1. Phật tử hãy nêu yếu nghĩa của pháp quy y Tam bảo? Và hãy cho biết một Phật tử đã quy y chùa này rồi có nên quy y thêm chùa khác hay không? Và nếu nói mình là Phật tử của chùa này, đệ tử của Thầy (Cô) kia thì có đúng với yếu nghĩa quy y Tam bảo không?

Câu 2. Phật tử hãy cho biết tại sao Phật giáo lại có nhiều tông phái và sự khác biệt về giáo lý giữa các tông phái ấy? Làm sao để tu tập mà không vướng kẹt, băn khoăn vào sự đa dạng của tông phái và giáo lý trong đạo Phật?

Câu 3. Theo Phật tử giáo lý căn bản của đạo Phật là gì, tại sao? Phật tử đã thực hành giáo lý ấy trong cuộc sống như thế nào để chuyển hoá tâm mình và cảm hoá những người thân trong gia đình?

Câu 4. Hiện nay, nạn sư giả đi khất thực rất nhiều làm ảnh hưởng xấu đến Tăng đoàn và làm mất tín tâm đối với cư sĩ, Phật tử. Với vai trò và trách nhiệm của người hộ trì Tam bảo, Phật tử làm thế nào để phân biệt được sư giả, sư thật và hành xử như thế nào khi biết được sự thật, giả ấy?

Câu 5. Phật tử hãy cho biết thế nào là Khổ? Bản thân đã và đang làm gì để chuyển hóa được những khổ đau trong cuộc đời và chế tác ra được chất liệu làm nên hạnh phúc cho mình và mọi người xung quanh?
                                                           

Duy Tuệ Thị Nghiệp
                                                           
                                                                                                            BAN TỔ CHỨC
 Từ khóa: giáo lý, câu hỏi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây