Miến Điện: Chư thiên, nhân loại chào đón chính thức Ngài Tam Tạng thứ 14

Chủ nhật - 29/01/2017 19:07

Miến Điện: Chư thiên, nhân loại chào đón chính thức Ngài Tam Tạng thứ 14

Theo giờ địa phương Miến Điện ngày 28 tháng 01 năm 2017 tức ngày mùng 01 Tết Đinh Dậu, Ngài Tam Tạng Bhaddanta Vīriyānanda xuất sắc vượt qua kỳ thi viết cuối cùng và chính thức trở thành vị Tam Tạng 14 của đất nước Phật giáo Miến Điện. Cho đến nay, chúng ta đã có 14 Ngài bao gồm cả vị Tân Tam Tạng.
Chư thiên, nhân loại và Phật giáo Miến Điện chào đón chính thức Ngài Tam Tạng thứ 14. Thật hoan hỉ với sự thành tựu của Ngài và chúng con thành tâm kính chúc Ngài thân tâm luôn an lạc và có nhiều sức khỏe trên con đường hoằng dương Chánh pháp mang lại lợi lạc cho chúng sinh.
Sadhu. Sadhu. Sadhu

Tiểu sử Ngài Tam Tạng thứ 14 
Ngài đại Trưởng lão thông thuộc Tam Tạng Bhaddanta Vīriyānanda – Tipiṭakadhara Sayadaw sinh vào ngày thứ tư, 21 tháng 1 năm 1970, trong một gia đình có tín tâm sâu sắc đối với Tam Bảo. Thân phụ của Ngài là ông Ba Kyaw, thân mẫu là bà Tin Kyi. Quê Ngài ở vùng phía Bắc tiểu bang Shan của Myanmar, cách thành phố Yangon khoảng 620 km về phía Đông Bắc.
 
 

Quy y Tam Bảo và xuất gia thọ giới sa-di từ nhỏ, lên 20 tuổi Ngài thọ giới tỳ kheo vào ngày thứ tư, 10 tháng 5 năm 1989, tại Phật học viện Kyaik-ka-hsan, Yangon, do Ngài Khemindābhivaṃsa làm thầy tế độ và thí chủ hộ độ tứ sự là gia đình ông Oun Maung và bà Than Yi.
 
Từ nhỏ Ngài đã học các chương trình Phật học căn bản và nâng cao với nhiều giảng sư uyên thâm Phật pháp ở nhiều Phật học viện. Khi tham gia chương trình học thi Tam Tạng, Ngài đã học Tam Tạng dưới sự chỉ dạy của nhiều vị Tam Tạng như Ngài Mingun Sayadaw (Ngài Tam Tạng 1, đã viên tịch), Ngài Kosalla (Ngài Tam Tạng 3, đã viên tịch), Ngài Vāyāmindābhivaṃsa (Ngài Tam Tạng 6), Ngài Sīlakkhandhābhivaṃsa (Ngài Tam Tạng 7), và Ngài Tăng Thống đương nhiệm của Giáo hội Phật giáo tại Myanmar, Ngài Kumārābhivaṃsa. Sau đây là hành trình tu tập Pháp học Phật giáo của Ngài Tam Tạng Vīriyānanda.

- Dhammācariya (Giảng viên Pháp học), năm 1992, lúc 22 tuổi, sau khi hoàn tất các chương trình Phật học Tiểu đẳng (Pathama-nge), Trung đẳng (Pathama-lat) và Cao đẳng (Pathama-kyi).

- Ubhatovibhaṅga-dhara (Thông thuộc 2 quyển đầu của Tạng Luật), năm 1993, lúc 23 tuổi.

- Vinaya-dhara (Thông thuộc Tạng Luật), năm 1995, lúc 25 tuổi.

- Ubhatovibhaṅga-kovida (Thấu suốt 2 quyển đầu của Tạng Luật), năm 1996, lúc 26 tuổi.

- Vinaya-kovida (Thấu suốt Tạng Luật), năm 1997, lúc 27 tuổi.

- Dīghabhāṇaka (Thông thuộc Trường Bộ Kinh), năm 1998, lúc 28 tuổi.

- Dīghanikāya-kovida (Thấu suốt Trường Bộ Kinh), năm 1999, lúc 29 tuổi, trở thành Bậc thông thuộc thấu suốt Nhị Tạng – Tạng Luật (Vinaya-piṭaka) và Tạng Kinh (Suttanta-piṭaka).

- Mūla-ābhidhammika (Thông thuộc phần đầu của Tạng Vi Diệu Pháp), năm 2001, lúc 31 tuổi.

- Mūla-abhidhamma-kovida (Thấu suốt phần đầu của Tạng Vi Diệu Pháp), năm 2004, lúc 34 tuổi.
- Ābhidhammika (Thông thuộc Tạng Vi Diệu Pháp), trở thành Bậc thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭaka-dhara), năm 2009, lúc 39 tuổi.
 
 
Ngoài các chương trình Phật học căn bản và nâng cao cũng như chương trình học thi Tam Tạng do chính phủ tài trợ, Ngài Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam Tạng Vīriyālaṅkāracòn học và thi đỗ các chương trình Phật học khác do các hội Phật học phi chính phủ bảo trợ.

Thật diễm phúc cho những ai được diện kiến, đảnh lễ, cúng dường, hộ độ, nghe pháp, hành thiền và thân cận với một bậc đa văn xuất chúng như vậy.
Nguyễn Hoài Nam 

Nguồn tin: phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây