Nguồn gốc và Lịch sử hình thành ngày Vesak Liên Hiệp Quốc

Chủ nhật - 24/02/2019 17:50

Nguồn gốc và Lịch sử hình thành ngày Vesak Liên Hiệp Quốc

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu cách đây 9 năm và từ đó đã diễn tiến như sau:

• Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội sẽ được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi. 

• Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. 

• Tháng 5 năm 2004, Hội thảo Phật giáo quốc tế (International Buddhist Conference, viết tắt là IBC) đã được chính phủ Hoàng gia Thái Lan bảo trợ và trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, với sự tham dự của trên 35 quốc gia và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6 cùng năm, các hoạt động đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp quốc, New York , Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddhamonthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệpquốc vào năm 2005.

• Trong phiên họp khoáng đại vào tháng 4-2005, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử Trường Đại học Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2005 lần thứ II. Kết quả là vào ngày 18-21 tháng 5 năm 2005, Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáoMahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp. 
Vào ngày 9-9-2005 tại phiên họp khoáng đại, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử trường đại họcPhật giáo Mahachulalongkorn, từ nay, thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan để tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. 

• Ngày 7-10 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Đại lễ Tam hợp lần thứ III đã được tổ chức gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol. Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Trong thông cáo chung, tất cả đã ký vào bản thỏa hiệp chấp nhận trường đại học Phật giáoMahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2007, đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan. 

• Ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IV đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng. 
Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc, sau khi cứu xét thư thỉnh nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thư đăng ký đăng cai của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc để chính thức công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáothuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam sẽ là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, và Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ làm Chủ tịch Ban Tổ chức Quốc tế.

 
  HIẾN CHƯƠNG 
CỦA ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC TẾ 
ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC

Chương I: - Sự thành lập tổ chức 
Chương II: - Định nghĩa các khái niệm 
Chương III: - Tuyên bố các nguyên lý và mục đích 
Chương IV: - Kính mừng ngày Vesak của Liên hợp quốc 
Chương V: - Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) 
Chương VI: - Thành phần điều hành văn phòng 
Chương VII: - Chủ tịch 
Chương VIII: - Chủ tịch danh dự 
Chương IX: - Phó chủ tịch 
Chương X: - Tổng thư ký 
Chương XI: - Các thành viên 
Chương XII: - Thường trực Ban Thư ký quốc tế 
Chương XIII: - Chủ nhiệm Ban Thư ký quốc tế 
Chương XIV: - Sửa chữa và bổ sung

NỘI DUNG CHI TIẾT 
CHƯƠNG I, CHƯƠNG III, 
CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V

CHƯƠNG I - SỰ THÀNH LẬP TỔ CHỨC 
1.1 Tên gọi của tổ chức 
1.1.1 Cộng đồng Phật giáo thế giới tưởng niệm Đại lễ Tam hợp Liên hợp quốc được biết đến qua danh xưng “Uỷ ban Tổ chức quốc tế” viết tắt là IOC trong tiếng Anh hay “Uỷ ban” trong tiếng Việt. 
1.2 Sự thành lập Uỷ ban tổ chức quốc tế 
1.2.1 IOC bao gồm đại diện các truyền thống Phật giáo của nhiều quốc gia với mục đích tưởng niệm và kính mừng ngày đại lễ Vesak Liên hợp quốc (gọi tắt là UNDV trong tiếng Anh) hàng năm theo tinh thầncủa nghị quyết do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp 54, mục 174 của chương trìnhnghị sự Liên hợp quốc ngày 15-12-1999. 
1.2.2 Ngày Vesak Liên hợp quốc là ngày Đại lễ Tam hợp mừng đức Phật đản sinh, Thành đạo và nhập Niết-bàn được xem là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá. 
1.3 Trụ sở của IOC 
1.3.1 Trụ sở của IOC sẽ được đặt tại nơi Chủ tịch của IOC cư trú. 
1.3.2 Văn phòng của Ban Thư ký quốc tế được đặt vĩnh viễn tại trường đại học Mahachulalongkorn, Bangkok , Thái Lan. 
1.4 Việc sử dụng danh xưng IOC 
1.4.1 Việc sử dụng danh xưng của IOC chỉ được giới hạn trong các thành viên của Uỷ ban mà sự gia nhập của họ được IOC ghi nhận. 
1.5 Luật gia nhập 
1.5.1 Tất cả các thành viên gia nhập vào IOC chỉ được phép sử dụng danh xưng “Uỷ ban tổ chức quốc tế” hoặc tên gọi tắt là IOC, theo sau đó là tên của khu vực hoặc quốc gia trong danh xưng. 
1.6 Huỷ bỏ quyền sử dụng 
1.6.1 Quyền sử dụng danh xưng sẽ tự động bị tước bỏ khi tính cách gia nhập thành viên hoặc sự thừa nhận chính thức của nhóm đó đã bị chấm dứt hay kết thúc. 

CHƯƠNG III - TUYÊN BỐ CÁC NGUYÊN LÝ VÀ MỤC ĐÍCH

3.1 Tuyên bố về nguyên lý 
3.1.1 Các nguyên lý của Uỷ ban Tổ chức quốc tế vốn dựa trên niềm tin về: 
3.1.1.1 Tin đức Phật, tin giáo pháp và tin tăng đoàn. 
3.2 Mục đích của IOC 
3.2.1 Thừa nhận trên toàn thế giới và tổ chức kính mừng ngày Đại lễ Vesak hay ngày lễ Tam hợp, tưởng niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập niết-bàn của đức Phật như ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá. 
3.2.2 Tăng cường, cỗ vũ và duy trì các hợp tác giữa các truyền thống và tông môn pháp phái Phật giáotrên thế giới, nhằm nuôi dưỡng và bảo hộ văn hoá, triết lý và hành trì Phật giáo vì sự an bình và hạnh phúc của nhân loại. 
3.2.3 Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, toạ đàm cấp quốc gia và quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề tôn giáo, xã hội và học thuật. 
3.2.4 Khuyến khích các học giả và các nhà học thuật Phật giáo đối thoại và đóng góp vào việc phát triển phân khoa Phật học và triết học Phật giáo. 
3.2.5 Khuyến khích sự thực hành Phật pháp nhằm đáp ứng các thách đố của thế giới mà nhân loại đang đối diện. 
3.2.6 Thảo luận các vấn đề liên hệ đến lợi ích chung của cộng đồng Phật giáo thế giới và cân nhắc cẩn trọng bất kỳ vấn đề có thể phát sinh. 
3.2.7 IOC cần thừa nhận trong “Tuyên bố chung” các mục đích căn bản của các thành viên sáng lậptrong nỗ lực thiết lập hoà bình trên thế giới.

CHƯƠNG IV - KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 

4.1 Chương trình 
4.1.1 Chương trình kính mừng và hội nghị Đại lễ Vesak Liên hợp quốc bao gồm: 
4.1.1.1 Các phiên họp và các nhóm thảo luận của IOC. 
4.1.1.2 Các phiên họp về thành viên lưu nhiệm, thành viên không lưu nhiệm và thành viên mới của IOC (bao gồm sự chuyển giao và báo cáo). 
4.1.1.3 Các phiên họp về thành viên Ban Thư ký quốc tế được lưu nhiệm, không lưu nhiệm và thành viên mới (bao gồm sự chuyển giao và báo cáo). 
4.1.1.4 Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và các hoạt động khác xoay quanh các vấn đề của Liên hợp quốc, Phật giáo và đặc biệt là ngày Đại lễ Vesak (ngày được xem là điểm trọng tâm của Đại lễ). 
4.1.1.5 Các vấn đề khác như toạ đàm, thảo luận nhóm và các phiên họp liên hệ trực tiếp đến mối quan tâm và quyền lợi của thành phần dự thính tham gia đại lễ và khuyến khích sự tham dự tối đa từ các tham dự viên chính thức. 
4.2 Ngày và địa điểm 
4.2.1 Đại lễ Phật đản phải được tổ chức trọng thể vào trăng tròn tháng 4 AL, tương đương với tháng 5 DL. Ngày và địa điểm tổ chức Đại lễ sẽ được quyết định và thông qua theo biểu quyết quá bán trong số các thành viên IOC hiện diện. 

4.3 Lễ chuyển giao và tiếp nhận 
4.3.1 Chính phủ của nước muốn đăng cai phải gửi công hàm chính thức đến các giới chức hữu quan thể hiện rõ nguyện vọng được chọn làm nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc của năm kế nhiệm. 
4.3.2 Bản chính của công hàm sẽ được gởi đảm bảo đến Chính phủ của nước đương nhiệm và bộ phận đối tác chịu trách nhiệm tổ chức đại lễ Vesak Liên hợp quốc của năm đó. Một bản khác sẽ được gửi đến Chủ tịch của IOC hiện hành. 
4.3.3 Chủ tịch của IOC hiện hành sẽ trình đơn xin đăng cai trước IOC để biểu quyết chọn lựa và tán thành. 
4.3.4 Các chuẩn bị cần thiết cần được thực hiện và ghi trong Tuyên ngôn Vesak của năm đó, đồng thờicông bố tại lễ bế mạc của ngày Vesak Liên hợp quốc. 
4.3.5 Sẽ có lễ thức chuyển giao từ nước đương nhiệm và nước sẽ đăng cai kế nhiệm. Biểu tượngVesak (có thể là tấm bảng biểu tượng Phật đản hay lá cờ Phật giáo thế giới) sẽ được chuyển giao từ Chủ tịch đương nhiệm của IOC đến đại diện của nước đăng cai kế nhiệm. 
4.3.6 Người đại diện phải là thành viên hiện hành của IOC mới có thể làm đại diện cho nước đăng cai kế nhiệm.

CHƯƠNG V - ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC TẾ 

5.1 Thẩm quyền được thừa nhận 
5.1.1 Uỷ Ban Tổ Chức Quốc Tế sẽ tiếp nhận và tiếp tục thẩm quyền để chỉ đạo các hoạt động của đại lễVesak Liên Hiệp Quốc cũng như Hội nghị Phật giáo quốc tế. 
5.2 Các đặc quyền loại trừ 
5.2.1 IOC sẽ có đặc quyền bầu chọn hay biểu quyết bất kỳ hay tất cả các vấn đề sau đây: 
5.2.1.1 Bầu cử hay công cử thành viên mới vào IOC, ngoại trừ nước đăng cai kế nhiệm là nước đăng cai mới của đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. 
5.2.1.2 Đồng thuận về việc công cử nhân sự vào các vai trò trong ban thư ký quốc tế, ngoại trừ nước đăng cai kế nhiệm là nước đăng cai mới của đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. 
5.2.1.3 Đồng thuận các phiên họp trù bị và các chuyến thăm viếng hiện trường nơi đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc sẽ được diễn ra. 
5.2.1.4 Quyết định nước nào sẽ là nước đăng cai đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc cho năm kế tiếp. 
5.3 Các nhiệm vụ cụ thể 
5.3.1 Uỷ Ban Tổ Chức Quốc Tế sẽ: 
5.3.1.1 Tiếp nhận và thực hiện các báo cáo của chủ tịch và phó chủ tịch. 
5.3.1.2 Tiếp nhận và thực hiện các báo cáo cũng như các góp ý về chính sách từ các thành viên IOC. 
5.3.1.3 Tiếp nhận và thực hiện các hoạt động và góp ý về dự án từ ban thư ký quốc tế. 
5.3.1.4 Thành lập các ban trực thuộc để triển khai công tác của đại lễ (chẳng hạn như ban điều phối, ban dự thảo tuyên ngôn Phật đản, ban tổ chức chương trình và sự kiện). 
5.4 Các phiên họp 
5.4.1 Các phiên họp của IOC sẽ được tổ chức trong thời điểm khi các nhu cầu đã đảm bảo được sự thuận lợi của kế hoạch đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc cũng như sự tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới. Các phiên họp đặc biệt sẽ được thiết lập trên cơ sở đồng thuận của quá bán số thành viên IOC theo thể thức bỏ phiếu qua thư tín hay điện thư. 
5.4.2 Chỉ số biểu quyết của các phiên hợp chỉ có giá trị khi có ít nhất 1/3 thành viên hiện diện. 
5.4.3 Nếu chỉ số biểu quyết không thành, thì chủ tịch IOC sẽ được trao thẩm quyền thành lập uỷ ban đặc biệt để điều phối các chức năng. 
5.5 Thành phần dự thính 
5.5.1 Tất cả các cựu thành viên của IOC tham dự phiên họp IOC sẽ được xem là người dự thính, không có quyền biểu quyết, ngoại trừ trường hợp được chấp nhận trong Hiến chương này.
Ban TTTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây