Kinh Chuyển Pháp Luân: Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Thứ năm - 06/01/2022 19:26

Kinh Chuyển Pháp Luân: Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật

Kinh Chuyển Pháp Luân
(Dhammacakkappavattana Sutta)
[Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật]

 
cpl1

“Tôi nghe như vầy. Đức Thế Tôn có lần sống ở Vườn Nai ở Isapatana gần Baranasi (Ba-La-Nại). Lúc đó, Phật đã nói với nhóm năm Tỳ kheo như sau: “Này các Tỳ Kheo, có hai cực đoan mà những người xuất gia phải nên tránh. Hai đó là gì? Sự mê đắm vào khoái lạc giác quan, điều đó thấp hèn, phàm tục, là cách của những người tầm thường, không đáng làm và không lợi lạc; và sự dấn thân vào việc tự hành xác bản thân, việc đó là đau đớn, không đáng làm và không lợi lạc.

“Để tránh hai cực đoan này, Như Lai đã chứng ngộ con đường Trung Đạo: Nó mang lại tầm nhìn, nó mang lại tri thức, và nó dẫn đến sự an tĩnh, sự sáng suốt, sự giác ngộ và Niết-bàn. Và con đường Trung Đạo đó là gì…? Đơn giản đó là “Bát Chánh Đạo”, như tên được đặt, bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường Trung Đạo đã được chứng ngộ bởi Như Lai, nó mang lại tầm nhìn, nó mang lại tri thức, và nó dẫn đến sự an tĩnh, sự giác ngộ và Niết-bàn.

Chân lý về Khổ (Dukkha) là như vầy: Sinh ra là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; u sầu và ai oán là khổ; đau đớn, buồn rầu và tuyệt vọng là khổ; gặp gỡ những người hay thứ mình không ưa là khổ; xa cách những người hay thứ mình yêu mến là khổ; không được điều mình muốn là khổ. Nói tóm lại, Năm Uẩn dính chấp đều là khổ.
Chân lý về về Nguồn gốc Khổ là như vầy: Chính sự ‘thèm muốn’ (dục vọng) này tạo ra sự luân hồi và tái sinh (pono-bhavika), và nó bị trói buộc cùng với sự ‘tham muốn si mê’ (nadiràgasahagatà). Nó đi tìm khoái lạc mới chỗ này chỗ khác (tatratratràbhinadini), được gọi là sự thèm muốn khoái lạc giác quan (kama-tanhà), sự thèm muốn được hiện hữu và được trở thành (bhava-tanhà); và sự thèm muốn vì không được hiện hữu (tự hủy diệt)”. [1]
Chân lý về sự Chấm Dứt Khổ là như vầy: Đó là sự chấm dứt hoàn toàn của dục vọng đã nói trên, xa lìa nó, từ bỏ nó, và giải thoát bản thân khỏi nó, không còn dính mắc vào nó”.
Chân lý về Con Đường dẫn đến sự Chấm dứt Khổ là như vầy: Đơn giản đó là Bát Chánh Đạo, như tên được đặt, bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định”.
  • Đây là Chân Lý về Khổ (Dukkha)”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta về những điều chưa từng được nghe trước đây. “Sự Khổ này, như là một chân lý cao diệu, nên được hiểu rõ hoàn toàn”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Sự Khổ này, như là một chân lý cao diệu, đã được hiểu rõ hoàn toàn”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với về những điều chưa từng được nghe trước đây.
  • Đây là Chân Lý về Nguồn gốc Khổ”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Nguồn gốc Khổ này, như là một chân lý cao diệu, nên được từ bỏ hoàn toàn”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Nguồn gốc Khổ này, như là một chân lý cao diệu, đã được từ bỏ hoàn toàn”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây.
  • Đây là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta về những điều chưa từng được nghe trước đây. “Sự Chấm dứt Khổ này, là một chân lý cao diệu, nên được chứng ngộ”[2]: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Sự Chấm dứt Khổ này, là một chân lý cao diệu, đã được chứng ngộ”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây.
  • Đây là Chân Lý về Con Đường dẫn đến sự Chấm dứt Khổ”: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Con Đường dẫn đến sự Chấm dứt Khổ này, như là một chân lý cao diệu, nên được thực hành (tu tập) theo: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây. “Con Đường dẫn đến sự Chấm dứt Khổ này, như là một chân lý cao diệu, đã được thực hành (tu tập) theo: như là tầm nhìn, tri thức, trí tuệ, khoa học, ánh sáng, chúng khởi sinh trong ta đối với những điều chưa từng được nghe trước đây.
 
cpl
“Cho đến khi mà tầm nhìn bằng tri kiến thật sự của Ta chưa hoàn toàn thấu rõ về ba sự hiểu biết, về mười hai cách này, đối với Bốn Diệu Đế[3], Ta đã không tuyên bố Ta đã chứng đạt sự Giác Ngộ, đó là sự Giác ngộ tối thượng trong thế giới của trời thần, với Ma vương và Phạm Thiên, trong thế gian này, với các Ẩn sĩ và Bà-la-môn, với các hoàng tử và mọi người.
“Nhưng khi tầm nhìn bằng tri kiến thật sự của Ta đã hoàn toàn thấu rõ về ba sự hiểu biết, mười hai cách này, đối với Bốn Diệu Đế,5 Ta tuyên bố Ta đã chứng đạt sự Giác Ngộ, đó là sự Giác Ngộ tối thượng trong thế giới của trời thần, với Ma vương và Phạm Thiên, trong thế gian này, với các Ẩn sĩ và Bà-la-môn, với các hoàng tử và mọi người.
“Và một tầm nhìn bằng tri kiến thật sự đã khởi sinh trong ta như vậy: Sự giải thoát của tâm ta là tối thắng. Đây là lần đản sinh cuối cùng. Từ đây không còn tái sinh nữa.”
Kinh này do Đức Thế Tôn nói ra. Nhóm năm Tỳ kheo đều hài lòng, và họ cùng hoan hỉ với lời dạy của Phật.”
(Tương Ưng Bộ Kinh Samyutta nikaya, LVI, 11)1
1 Hòa thượng W. Rahula dịch từ tiếng Pali
Bản dịch tiếng Việt: Lê Kim Kha
■ Chú thích:
[1] vibhava-tanhà: (Dục vọng vì không còn được hiện hữu sau khi chết, tư tưởng cho rằng chết là hết, vì vậy con người cứ tìm mọi cách thỏa mãn những dục vọng khoái lạc phàm tục về vật chất và tinh thần trong kiếp này, bất chấp quy luật nghiệp quả và tái sinh.)
[2] “Sự chấm dứt khổ”: (tức là giải thoát, là Niết-bàn, là mục tiêu chính và tối hậu của Đạo Phật, cho nên cần phải ‘làm cho được’, cần phải chứng ngộ được. Diệt khổ là nên diệt cho được.)
[3] Như chúng ta đã thấy trong bốn đoạn kinh đầu, mỗi đoạn nói về một trong bốn Diệu Đế, trong một Diệu Đế có ba vấn đề phải được thấu hiểu. Đó là: 1. Sự hiểu biết rằng đó là chân lý, là lẽ thật (sacca-nàna: hiểu biết đó là chân lý). 2. Sự hiểu biết rằng phải có trách nhiệm hay hành động để thực hành chân lý đó (kicca-nàna: hiểu biết là phải thực hành). 3. Sự hiểu biết rằng trách nhiệm hay hành động thực hành chân lý đó đã được thực hiện (kata-nàna: hiểu biết về kết quả thực hành, sự chứng ngộ đã làm được.)
Khi ba sự hiểu biết nếu được áp dụng vào mỗi chân lý của Bốn Diệu Đế, thì tất cả có mười hai phần, tức mười hai cách hiểu biết hay cách thực hành.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây